Viêm lợi
khi mang thai là tình trạng thường gặp ở hầu hết bà bầu. Nếu không điều trị kịp
thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu ảnh hưởng xấu tới xương và các mô quanh
răng. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều ngần ngại đi khám vì lo sợ kháng sinh hoặc
thuốc tê sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hoặc
chữa viêm lợi khi mang thai từ sớm?
Tại sao mẹ bị viêm lợi khi mang
thai?
Bệnh viêm lợi xuất hiện do các vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong mảng bám răng và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì các hormone thai kỳ đã làm suy giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi mang thai cũng như thói quen chăm sóc, vệ sinh răng của mẹ. Đây là một bệnh lý thường gặp ở bà bầu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm.
Bệnh viêm lợi xuất hiện do các vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong mảng bám răng và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì các hormone thai kỳ đã làm suy giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi mang thai cũng như thói quen chăm sóc, vệ sinh răng của mẹ. Đây là một bệnh lý thường gặp ở bà bầu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều
trị viêm lợi khi mang thai?
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có flour. Lưu ý cần chăm sóc răng đúng cách và cẩn thận: chải sạch mặt ngoài và mặt trong của hai hàm răng theo chiều dọc, sau đó chải mặt nhai. Với các kẽ răng khó thể làm sạch bằng bàn chải, bạn sẽ cần dùng chỉ nha khoa để có hiệu quả vệ sinh răng tốt nhất. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng chứa flour hoặc nước muối pha loãng. Tốt nhất nên thay bàn chải sau mỗi lần bị ốm vì vi khuẩn có thể vẫn còn trú ngụ trong bàn chải và gây bệnh cho bạn về sau.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có flour. Lưu ý cần chăm sóc răng đúng cách và cẩn thận: chải sạch mặt ngoài và mặt trong của hai hàm răng theo chiều dọc, sau đó chải mặt nhai. Với các kẽ răng khó thể làm sạch bằng bàn chải, bạn sẽ cần dùng chỉ nha khoa để có hiệu quả vệ sinh răng tốt nhất. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thêm nước súc miệng chứa flour hoặc nước muối pha loãng. Tốt nhất nên thay bàn chải sau mỗi lần bị ốm vì vi khuẩn có thể vẫn còn trú ngụ trong bàn chải và gây bệnh cho bạn về sau.
Khám răng định kỳ ít nhất 6
tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh răng miệng khi mới chớm. Bác sĩ
sẽ giúp bạn cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám mà việc chải răng thông thường
không thể xử lý triệt để. Nếu đang mang thai, bạn cần báo cho bác sĩ biết để có
hướng điều trị phù hợp.
Hạn chế các thức ăn ngọt như bánh
kẹo, nước trái cây có đường. Sau khi ăn cần đánh răng và súc miệng kỹ lưỡng.
Bạn nên thay nước trái cây bằng nước lọc nếu đang bị viêm lợi. Sữa chua và các
thực phẩm giàu axit lactic cũng có tác dụng tốt trong việc chống lại bệnh viêm
lợi.
Và bước cuối cùng cần làm
khi chuẩn bị có thai là đi khám nha khoa tổng quát để trị dứt các
bệnh răng miệng nếu có.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét