Siêu âm là một phương pháp khá phổ biến đế biết hình ảnh và tình trạng
của em bé ngay trong bụng mẹ. Thậm chí, qua siêu âm, các bác sĩ
có thể phát hiện được những dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Nguyên tắc của siêu âm là thiết bị đặt ngoài da, phát ra
những làn sóng siêu âm xuyên qua mô, đi vào trong để đọc tín hiệu thai nhi. Sau
mỗi lần đọc, tín hiệu được phân tích, xuất hiện trên màn hình.
Siêu âm không gây hại
Nhiều
bà mẹ lo ngại rằng sóng của máy siêu âm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên,
các nghiên cứu khoa học kết luận rằng: Cho đến nay, siêu âm chưa gây hại gì cho
sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Số lần siêu âm thích hợp
Bạn
chỉ cẩn siêu âm 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai là đủ:
·
Lần đầu: Tuần thứ 12. Mục đích là
xác định phôi thai có phát triển bình thường không, có khả năng sinh đôi, sinh
ba không…
·
Lần thứ 2: Tuần thứ 22. Bác sĩ kiểm
tra đường kính của sọ não, bụng, đo chiều dài chân, tay, xác định sự hiện diện
của các cơ quan trong cơ thể bé...
·
Lần thứ 3: Tuần thứ 32. Xác định
những bất thường của thai nhi do những lần siêu âm trước chưa thể phát hiện
được, vị trí, tư thế của bào thai…
Siêu âm 3 chiều, 4 chiều
Siêu âm 3 chiều là phương pháp tương đối thông dụng. Các bác
sĩ thường sử dụng cách này để thu nhận được hình ảnh sắc nét của thai nhi, đồng
thời dễ dàng nhận biết được những khuyết tật khác bằng mắt thường.
So với siêu âm 3 chiều, siêu âm 4 chiều mang lại hình ảnh
thai nhi rõ ràng hơn.
Lưu ý khi siêu âm
Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước mỗi lần
bạn đi siêu âm. Một số bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống khoảng 4 cốc nước trước
khi kiểm tra. Cách này khiến cho bàng quang của bạn chứa đầy nước. Nhờ vậy, bác
sĩ sẽ nhìn thấy hình ảnh em bé qua máy siêu âm dễ dàng hơn. Thậm chí, bạn sẽ
được yêu cầu nhịn tiểu suốt quá trình siêu âm.
Thông thường, sau mỗi lần siêu âm, bạn sẽ nhận được kết quả
kèm những tấm ảnh về thai nhi.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét