Chăm sóc răng miệng đúng cách cho mẹ bầu


Khi bạn có thai, bạn biết nó quan trọng như thế nào để có một chăm sóc đặc biệt cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết răng thai kỳ là thời gian cần cho sự chăm sóc đặc biệt cho răng và nướu của bạn. Xuất phát từ việc thay đổi hóc môn của cơ thể trong suốt thai kỳ làm tăng cơ hội phát triển các bệnh lý về nướu.

Quá trình mang thai ảnh hưởng như thế nào đến răng và nướu?
Thai kỳ gây nên sư biến đổi hóc môn dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh về nướu. Sư thay đổi về nồng độ hóc môn trong cơ thể làm cho nướu của bạn nhạy cảm với các mảng bám có hại – những màng không màu, dính của vi khuẩn tạo ra liên tục trên răng. Hơn nữa, nếu bạn đã có sẵn những dấu hiệu của bệnh viêm nướu, thai nghén có thể làm cho tình trạng này xấu đi. Đó là lí do tại sao bạn cần phải chú ý cẩn thận với những thói quen chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để kiểm soát các mảng bám.

Bệnh nướu răng phát triển như thế nào?
Mảng bám răng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh về nướu. Nếu mảng bám không được loại bỏ bằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tích luỹ trên răng và bên dưới nướu răng, dẫn đến bệnh viêm nướu- giai đoạn đầu tiên của các bệnh về nướu. Nếu bạn bỏ qua, bệnh viêm nướu sẽ tiến triển đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn của bệnh nướu răng đó là viêm nha chu, lúc này thì nướu và xương nâng đỡ và giữ cố định vị trí răng sẽ vĩnh viễn bị mất.

Bằng cách nào bạn biết bạn có bệnh nướu răng hay không?

Khoảng 70% phụ nữ mắc các bệnh về nướu răng trong suốt thai kỳ, cho nên bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo:
Nướu răng  mềm, sưng hoặc đỏ
Nướu chảy máu khi bạn chải răng và dùng chỉ nha khoa
Bạn không thể thoát khỏi hơi thở có mùi hôi hoặc vị giác kém trong miệng.
Nếu bạn nghĩ bạn mắc bệnh về nướu, đến gặp nha sĩ ngay lập tức để vệ sinh và thăm khám chuyên khoa: bạn đến càng sớm thì bệnh nướu răng của bạn sẽ được phục hồi và kiểm soát.

 Tôi cũng có nguy cơ cao đối với bệnh sâu răng chứ?”

Có. Sự thèm ăn đồ ngọt  và nôn mửa có thể làm bộc phát sự phát triển của các sang thương sâu răng


Thai kỳ và vệ sinh răng miệng: hướng dẫn ngắn gọn

1.Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày với bàn chải có lông bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
2.Dùng chỉ nha khoa để lấy đi mảnh thức ăn giữa kẽ răng và dưới đường nướu răng.
3.Chế độ ăn cân bằng, hợp lý, giàu can xi, giúp cho bạn và thai nhi cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cả hai  và bảo đảm cho răng và nướu khoẻ mạnh.
4.Thông báo cho phòng khám Nha biết bạn đang mang thai và những thay đổi trong dùng thuốc.
5.Tiếp tục thăm khám với nha sĩ định kỳ.


 


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét