Bà
bầu mang thai tháng thứ 3, tất cả các cơ quan nội tạng của thai nhi hầu như đã
được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Thai
phụ trong giai đoạn này cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng.
Bà bầu cần tiếp tục bổ sung
vitamin B11. Nhiệt lượng hấp thu mỗi ngày trong giai đoạn đầu mang thai phải
nhiều hơn so với trước khi mang thai khoảng 150kcal. Nhiệt lượng này bằng
khoảng một bát cơm. Vì vậy, trong thời kỳ đầu, thai phụ cũng không cần phải ăn
quá nhiều, nhưng cần phải vạch ra kế hoạch ăn uống cân bằng, hợp lý, đặc biệt
là phải bảo đảm lượng protein hấp thu vào.
Nếu
thai phụ nôn ói nghiêm trọng thì có thể ngậm lát gừng để giảm bớt cơn buồn nôn.
Dinh
dưỡng khi mang thai giai đoạn này không thể thiếu chất béo, nhưng đa số thai
phụ đều không muốn ăn những thức ăn có chất béo, như thế sẽ làm cho lượng chất
béo hấp thu vào cơ thể càng ít đi. Vì vậy, thai phụ có thể ăn những loại thức
ăn như hạch đào, hạt vừng để bổ sung chất béo.
Chế độ
dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3
Sau 8
tuần mang thai, khả năng sảy thai cực kì cao, 25% ca sảy thai xảy ra ở trước
tuần thứ 8 của thời kì mang thai, 75% ca sảy thai ở trước tuần thứ 16. Do đó,
thời kì này người mẹ phải đề phòng, đặc biệt là chú ý về ăn uống.
- Không
ăn một số hải sản như: cua, rong biển, ba ba…vì nó có tác dụng hoạt huyết,
nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi ở thời kì đầu.
- Không
ăn thức ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó, vải, nhãn, hạnh nhân…vì có thể
làm cho nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên, trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng
thai.
- Không
ăn những thức ăn như: mộc nhĩ đen, sơn trà, ý dĩ nhân, vì thí nghiệm dược lí đã
chứng minh, ý dĩ nhân có tác dụng hưng phấn tới tử cung, thúc đẩy tử cung thu
hẹp lại và có nguy cơ sảy thai.
- Không
ăn quá nhiều các đồ ăn cay như: ớt, mù tạt, cà ri… vì có thể gây ra hiện tượng
sảy thai, đẻ non. Không ăn thức ăn lạnh, vì thức làm kích thích tràng vị và dẫn
đến đi ngoài.
- Không
ăn thức ăn lạnh, vì thức làm kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét