Khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi và thiếu máu trong thai kỳ

1.     Folate có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Khi mang thai thì dùng bao nhiêu là đủ, cần bổ sung trong một thời đểm nhất định nào đó hay bổ sung trong cả thai kỳ? Nếu chỉ bổ sung qua ăn uống thì có đủ hay không? Dư Folate thì có sao không?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai cần 600mcg Folate mỗi ngày và bạn cần đáp ứng đủ nhu cầu Folate trong suốt thai kỳ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ bổ sung đủ Folate thì sẽ giảm nguy cơ sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh. Nếu chỉ bổ sung Folate qua chế độ ăn uống thì rất khó đáp ứng mức yêu cầu nêu trên vì Folate dễ mất đi giá trị dinh dưỡng trong quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn, đặc biệt trong điều kiện nấu ở nhiệt độ cao, thời gian lâu và tiếp xúc với không khí. Do vậy, việc cung cấp thêm Folate bằng cách dùng sữa có bổ sung hàm lượng Folate cao hoặc dùng viên thuốc có chứa Folate sẽ đảm bảo đủ nhu cầu Folate cho bạn. Vì Folate là vitamin nhóm B, tan trong nước nên lượng Folate dư sẽ được đào thải dễ dàng.
2.     Khiếm khuyết ống thần kinh là gì và ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thai nhi? 
Thuật ngữ khiếm khuyết ống thần kinh bao gồm nhiều tình trạng gây ra do sự hình thành không bình thường của ống thần kinh trong thời kỳ bào thai như nứt ống thần kinh, thiếu một phần não và thoát vị não. Ống thần kinh đóng không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy… Đa số trẻ bị khiếm khuyết ống thần kinh không thể sống được. Một số nghiên cứu cho thấy có tới 94% trẻ bị khiếm khuyết ống thần kinh tử vong trong vòng 24 giờ.
3.     Để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi, người mẹ cần kiêng ăn những thực phẩm nào? Thiếu máu trong thai kỳ thì cần ăn những thực phẩm nào? Có cần uống bổ sung thêm thuốc sắt không? 
Để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi, người mẹ cần phải bổ sung Folate trước khi mang thai 6 tháng và kéo dài cho đến hết thai kỳ. Có thể bổ sung thông qua thực phẩm giàu Folate như các loại thịt có màu đỏ, gan động vật; các loại rau có lá màu xanh đậm;  các loại trái cây như cam, dưa hấu, dâu tây, ngũ cốc… hoặc sữa dành cho phụ nữ mang thai có chứa hàm lượng Folate cao. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế thì phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung 400mcg Folate mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung 600mcg Folate mỗi ngày. Để ngừa thiếu máu, thai phụ cần ăn những thực phẩm giàu chất sắt, Folate và các khoáng chất khác hoặc ăn trứng và uống sữa… ngoài ra có thể uống bổ sung thêm viên sắt và acid folic.
4.      Sữa bà bầu thường rất béo và ngán. Nếu uống sữa hằng ngày thì có gây béo không? Sữa Anmum MaternaTM có béo như các loại sữa khác và gây tăng cân quá mức không? 
Khi có thai, thông thường bà mẹ sẽ trở nên khó tính hơn trong việc ăn uống. Việc dùng sữa cũng vậy, uống sữa thường làm cho các bà mẹ cảm thấy ngán. Tuy nhiên, sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bà mẹ mang thai vì giàu chất đạm, bao gồm cả các acid amin thiết yếu, canxi, các vitamin và khoáng chất… Năng lượng có trong một ly sữa không nhiều (một ly Anmum MaternaTM chỉ cung cấp khoảng 190kcal), nên việc uống sữa không làm bà mẹ tăng cân quá mức. Sữa Anmum MaternaTM có hàm lượng béo vừa phải, bên cạnh đó còn cung cấp Folate hàm lượng cao, canxi, sắt, DHA, GA, các acid béo thiết yếu… là lựa chọn tốt cho các bà mẹ mang thai.


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét