Huyết khối tĩnh mạch
sâu là một tình trạng có
thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong thời gian mang thai đặc biệt là cuối thai kỳ
thì nguy cơ sẽ càng tăng lên. Về cơ bản, nó là hiện tượng đông máu, thường xuất
phát ở một trong các tĩnh mạch sâu ở phía dưới chân. Dòng máu khi từ chân di
chuyển lên phía trên để trở về tim sẽ cần phải chống lại lực hấp dẫn, lại gặp
phải áp lực của bụng đang ngày càng đè nặng xuống, cộng với sự thay đổi mạnh về
lượng máu và nội tiết tố trong cơ thể, tất cả làm cho quá trình tuần hoàn máu
trở nên phức tạp hơn so với tình trạng bình thường.
Có một số thay đổi đối với khuynh hướng đông máu trong quá trình
mang thai nhằm bảo vệ bà mẹ khỏi tình trạng xuất huyết tử cung không kiểm soát
được. Điều này có nghĩa là máu của người mẹ sẽ dễ đông hơn, nhưng nó cũng đồng
thời làm tăng nguy cơ gây bệnh. Lúc này, các hợp chất trong máu có chức năng
chống đông và giữ máu ở mức khỏe mạnh bình thường sẽ giảm đi. Sự kết hợp của
các yếu tố trên làm cho phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị chứng huyết khối
tĩnh mạch sâu.
Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng, vì dù mang thai làm tăng
nguy cơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tính mạch sâu ở các bà bầu vẫn khá
thấp. Có ít hơn 1 trong mỗi 1000 bà bầu có vấn đề với bệnh này. Nói thế không
có nghĩa là mẹ bầu chủ quan với bệnh.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể tới là:
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động, ngồi trong nhiều giờ, hoặc bất động.
- Nằm nghỉ lâu tại giường do nguy cơ sinh non. Nếu hai chân không được sử dụng vận động để giúp bơm máu trở lại về tim thì việc tích tụ máu ở các chân sẽ xảy ra.
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động, ngồi trong nhiều giờ, hoặc bất động.
- Nằm nghỉ lâu tại giường do nguy cơ sinh non. Nếu hai chân không được sử dụng vận động để giúp bơm máu trở lại về tim thì việc tích tụ máu ở các chân sẽ xảy ra.
- Có vấn đề chung về tuần hoàn máu trong cơ thể.
- Có một cuộc phẫu thuật trong khi đang mang thai, hoặc phải mổ lấy thai.
- Có tiền sử bị huyết khối tính mạch sâu trước đó.
- Bị rối loạn đông máu hoặc bất thường về di truyền trong cơ chế đông máu của cơ thể.
- Bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ.
- Bị tiểu đường thai kỳ.
- Bị mất nước cơ thể dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu.
- Mắc chứng tiền sản giật hoặc có vấn đề chung liên quan đến huyết áp.
- Có thai bị nhiễm trùng hoặc có những tình trạng phức tạp khác.
- Phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ bị huyết khối tính mạch sâu khi mang thai hơn.
- Có một cuộc phẫu thuật trong khi đang mang thai, hoặc phải mổ lấy thai.
- Có tiền sử bị huyết khối tính mạch sâu trước đó.
- Bị rối loạn đông máu hoặc bất thường về di truyền trong cơ chế đông máu của cơ thể.
- Bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ.
- Bị tiểu đường thai kỳ.
- Bị mất nước cơ thể dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu.
- Mắc chứng tiền sản giật hoặc có vấn đề chung liên quan đến huyết áp.
- Có thai bị nhiễm trùng hoặc có những tình trạng phức tạp khác.
- Phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ bị huyết khối tính mạch sâu khi mang thai hơn.
Mối nguy hiểm thực sự của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là việc
một phần của cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc phổi, hoặc
thậm chí lên não, gây ra tình trạng cản trở mạch máu lưu thông và cung cấp oxy
cho các cơ quan quan trọng này. Nếu nó di chuyển đến phổi sẽ gây ra tình trạng
thuyên tắc phổi (Pulmonary Embolis - PE), rất nguy hiểm cho sức khỏe.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét