Huyết khối tĩnh mạch sâu ở thai phụ (Phần 2)


Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh
Thông thường, mỗi người sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng có thể bao gồm bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Dấu hiệu cổ điển của bệnh huyết khối tính mạch sâu là không thể đặt gót chân xuống đất vì cảm giác đau nhói.
- Sưng ở vùng mắt cá chân nhiều hơn bình thường. Điều này đặc biệt đáng lo ngại nếu buổi tối khi ngủ đã đặt chân lên cao nhưng buổi sáng thức dậy chân vẫn bị sưng.
- Có dấu hiệu đỏ cục bộ ở chân, đặc biệt ở ngay hoặc xung quanh các cơ bắp chân. Đôi khi có sự thay đổi màu da thành xanh hay đỏ nhạt.
- Có cảm giác ấm nóng hoặc tăng nhiệt ở vùng chân hoặc cơ bắp chân.
- Có thể chẩn đoán bệnh bằng các dấu hiệu lâm sàng cũng như bằng cách siêu âm chân. Lưu lượng máu vào và ra quanh vùng nghi ngờ có máu đông sẽ được đo và so sánh với mức bình thường.
Điều trị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Sau khi xác định bệnh, bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu được dùng thuốc kháng đông để phòng ngừa sự hình thành cục máu đông và thuốc tan huyết để làm tan cục máu đông đã hình thành. Việc dùng thuốc phải rất thận trong theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần đánh răng thật nhẹ nhàng để tránh chảy máu, không sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid vì các thuốc này sẽ làm giảm hoạt động của tiểu cầu và tăng nguy cơ chảy máu.
Huyết khối tĩnh mạch nông không được chỉ định điều trị với thuốc kháng đông. Bệnh nhân cần giữ chân ở tư thế cao, chườm nóng và sử dụng salicylate.
Bệnh nhân có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn bình thường. Chế độ vận động hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ này.
Ngăn ngừa bệnh bằng cách nào?
- Uống nhiều nước- khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày là đủ; hoặc hơn nữa vào những ngày nắng nóng.
- Tránh ngồi trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển. Nên đi bộ, bơi lội, đạp xe- bất kỳ hoạt động nào giúp máu lưu thông và tránh để đôi chân nhàn rỗi.
- Tránh mặc quần áo chật. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gâynguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân.
- Tránh gác chéo hai chân.
- Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài,hoặcphải ngồi phòng chờ quá lâu đều là không nên.
- Bạn có thể sẽ được khuyên nên mang loại vớ hỗ trợ, đặc biệt nếu bạn đã từng bị DVT trước đây.
- Tránh uống lượng lớn các thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê và các loại nước cola, vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước, là yếu tố nguy cơ chính của DVT.
- Không nên đặt gối hoặc đệm dưới bắp chân, cho dù nó có giúp bạn cảm thấy thoải mái thế nào đi nữa. Bất cứ cái gì cản trở máu đi vào và ra khỏi hai chân đều có khả năng gây ra vấn đề.
- Nếu bạn phải ngồi bàn và làm việc nhiều giờ với máy tính, cần đảm bảo cho hai bàn chân chạm sàn nhà. Nếu sử dụng dụng cụ gác chân thì phải đảm bảo việc chân gác trên đó, chứ không đểchân lủng lẳng tự do.
- Khi ngồi ghế, cần lưu ý không để cạnh ghế cấn vào phía sau đầu gối. Tương tự, nếu ngồi ghế thấp thì tránh để ghế đụng vào bắp chân.
- Cứ mỗi nửa tiếng, nên xoay xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ. Đi rửa mặt, đi vệ sinh, hoặc là đi lại vài vòng tại nơi làm việc để giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.



Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét