Ông
bà ta thường dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả thật không sai, cùng với
sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con
người một cách hiệu quả và và triệt để, chính vì vậy việc tiêm vắc xin phòng
bệnh đã và đang trở thành một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết đặc biệt
đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ
và bé trong quá trình mang thai và khả năng kháng thể của trẻ sau này..
1. Tiêm phòng vắc-xin Rubella trước khi mang thai
Rubella là tên một loại
virus có khả năng lây truyền mạnh qua đường hô hấp, bệnh rất dễ phát triển và
lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, virut này có thể hiện diện phát triển ở khắp
nơi trên thế giới với thời gian ủ bệnh trong cơ thể từ 12-23 ngày khiến chúng
ta rất khó nhận biết chúng.
Trong khoảng 12 tuần đầu
tiên của thai kì là thời điểm nhạy cảm nguy hiểm nhất nếu người mẹ bị nhiễm
virut Rubella, vì virut này có thể dễ dàng đi qua máu người mẹ để vào thai nhi
trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, rồi phá hủy hoặc làm chậm sự
phát triển của phôi thai, từ đó gây ra việc thai chết lưu hoặc hội chứng
Rubella bẩm sinh (gây ra các khuyết tật ở não, tim, tai, mắt).
Thai nhi có nguy cơ mắc
dị tật càng cao nếu bị nhiễm Rubella càng sớm, cụ thể:
- Mẹ bị nhiễm Rubella khi thai nhi nhỏ hơn
12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
- Khi mang thai 13-14 tuần, người mẹ nhiễm
virut Rubella thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
- Mang thai được 15-16 tuần, người mẹ nhiễm
Rubella thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
- Thai nhi được 16-20 tuần tuổi, nếu mẹ
nhiễm Rubella thì 10% thai nhi sẽ bị dị tật.
- Thai nhi trên 20 tuần tuổi dù mẹ nhiễm
Rubella thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật cực kì thấp (dưới 1 %).
Nếu người mẹ nhiễm virut
Rubella trước tuần thứ 18 của thai kì, bác sĩ sẽ cho định lượng IgM máu cuống
rốn sau tuần thứ 22 để khẳng định hoặc loại bỏ tình huống virut Rubella bị mẹ
truyền sang thai nhi:
- Nếu IgM dương tính thì 94% trẻ bị nhiễm
Rubella.
- Nếu IgM âm tính thì trẻ hầu như không thể
bị lây nhiễm Rubella từ mẹ sang.
Chính
vì thế, trước khi muốn có con, các bạn nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi
mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn
diện của con.
2. Vắc xin thủy đậu cần tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng
Trong quá trình mang
thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, vì thế
cần tiêm vắc xin thủy đậu
trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả
nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào
đời. Theo các thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị tử vong do thủy đậu
cao nhất trong số các trường hợp bình thường khác mắc bệnh thủy đậu. Nguy cơ
mắc thủy đậu ở thai nhi như sau:
- Trong 3 tháng đầu tiên mang thai, nhất là
vào tuần thứ 8-12 trong thời kì mang thai, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng
thủy đậu bẩm sinh là 0,4% với biểu hiện bên ngoài là sẹo ở da, tật đầu
nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát
triển tinh thần, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai
chết lưu.
- Trong 3 tháng giữa, nhất là khi thai nhi
được 13-20 tuần tuổi, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên
tới 2 %.
- Từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi, hầu
như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh thủy đâu.
- Nếu trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2
ngày, người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì bé sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh thủy
đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai
nhi trước sinh. Vì thế tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu bị tử vong tăng
lên đến 25-30%.
3. Cần tiêm phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai
Viêm gan siêu vi B là do
virut gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, vì thế khi
mang thai bà mẹ nhiễm virut viêm gan B dễ dàng lây virut sang cho thai nhi hoặc
lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Theo nhiều thống kê cho thấy, các
mẹ bầu vị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy
cơ lây truyền cho con là 10%-20%, tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh
trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Phụ nữ chuẩn bị mang
thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu
vi B nên xét nghiệm huyết thanh học của cả 2 vợ chồng trước khi
tiêm để có thêm dữ liệu và có thể tiêm phòng đối với cả bố và mẹ để đảm bảo an
toàn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này và phòng tránh nguy cơ bé bị
mắc bệnh viêm gan siêu vi B bẩm sinh nhé.
4. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai
Cảm cúm là căn bệnh khá
phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải đặc biệt là khi thời tiết
chuyển mùa, thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong quá trình mang thai, đặc
biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cúm kéo
dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, chị em cần
tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai nhằm đảm bảo bào thai có sức
khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, tùy theo
điều kiện mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại vắc xin phù hợp, tuy nhiên
bạn cần tiêm đủ 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai như
đã nêu ở trên để có thể yên tâm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự
an toàn, sự phát triển toàn diện của bé sau này nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể
tiêm bổ sung một số mũi tiêm ngăn ngừa các bệnh khác như viêm gan siêu vi
A, cúm, thương hàn, phổi, quai bị…. để có một kỳ mang thai khỏe mạnh, an toàn
nhé.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét