Viêm đường tiết niệu khi mang thai


Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ chắc chắn sẽ có những thay đổi đáng kể, kèm theo những nguy cơ hay các biến chứng thai kỳ gặp phải sẽ rất cao nếu không thật sự quan tâm nhiều hơn tới tình hình sức khỏe thai kỳ của mình. Và một trong những mối nguy cơ có khả năng ảnh hưởng cao tới sức khỏe thai phụ đó chính là chứng viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu tình trạng bệnh này không được sớm phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn tới tình trạng sinh non ở thai phụ. Vậy đâu là nguyên nhân, đâu là triệu chứng và đâu là cách phòng, trị bệnh hiệu quả nhất cho phụ nữ mang thai?

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

Khi mang thai, do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Vớiphụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ. Do triệu chứng khởi phát của bệnh này không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những dấu hiệu của người mang thai thời kỳ đầu.

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai

§  Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
§  Đi tiểu nhiều lần trong ngày
§  Đau xương chậu, đau lưng và bụng
§  Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
§  Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi

Theo đó, viêm đường tiết niệu chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ:
§  Thể nhiễm khuẩn: Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo. Không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện, có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
§  Thể viêm bàng quang: Lúc này vi khuẩn đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
§  Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi. nôn ói,… Lúc này cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.

Phòng bệnh và điều trị như thế nào?

Cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa viêm đường tiết niệu là thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nín nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận,… Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Nếu chẳng may mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quan, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị, cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác. Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm nước tiểu đề phòng bệnh tái phát.
Mong rằng với những thông tin được cung cấp trên đây về chứng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ giúp chị em có hướng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh này. Việc biết được nguyên nhân, những triệu chứng bất lợi cùng cách phòng tránh hiệu quả sẽ khiến chị em yên tâm hơn để sẵn sàng bắt đầu một thai kỳ khỏe mạnh như mong đợi. Và một điều nên lưu ý chị em rằng, tình trạng viêm nhiễm nếu không sớm được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới những tình trạng xấu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi đấy.


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét