Đa số bà bầu trải qua thai kì không gặp tai
biến gì. Nhưng một số phụ nữ khác thì không may mắn như vậy. Biến chứng có thể
xảy ra trong bất kì giai đoạn nào của thai kì và có ảnh hưởng nghiêm trọng ở
các mức độ khác nhau đến sức khoẻ và cơ thể của thai phụ và thai nhi. Nếu được
kiểm soát tốt, những nguy cơ này có thể giảm đi.
1. BIẾN
CHỨNG THAI KỲ SỚM
Thai
ngoài tử cung
Biến
chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường
khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây hoặc từng phẫu thuật
vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp
phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ
cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.
Sẩy
thai
Sẩy
thai là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15% thai kì
giai đoạn sớm. Nguyên nhân sẩy thai thường do có sự gián đoạn trong quá trình
phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai, làm cho
phôi thai không tương thích được với cuộc sống
Nghén
là biến chứng thường gặp do buồn nôn và nôn. Tình trạng này cũng thường gặp ở
phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai
cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai. Khi gặp tình trạng này, có thể
điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước,
phải nhập viện và truyền dịch.
2. BIẾN
CHỨNG GIỮA THAI KỲ
Hở eo
cổ tử cung
Xảy ra
khi cổ tử cung không thể đóng kín. Thay vì cổ tử cung phải đóng và được bít kín
lại bằng một nút nhầy khá đặc thì cổ tử cung lại ngắn và dãn. Tình huống này có
thể dẫn đến sẩy thai hoặc vỡ màng ối sớm. Một trong các cách xử trí là khâu lại
cổ tử cung trong thai kì. Một vài tuần trước ngày dự sinh, phần chỉ khâu sẽ
được gỡ bỏ.
Thiếu
máu
Có thể
gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có
thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do
huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các
bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố. Có
nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp
bằng cách uống viên sắt, cho đến phức tạp hơn là truyền máu.
Bất
tương đồng nhóm máu ABO
Tình
trạng này có thể xảy ra ở thai nhi có nhóm máu A, B hoặc AB trong khi mẹ mang
nhóm O. Nguyên nhân là do hồng cầu của thai nhi khi đi vào vòng tuần hoàn của
mẹ, cơ thể mẹ sẽ xem như là vật thể lạ xâm nhập nên tự tạo ra kháng thể tấn
công hồng cầu của thai nhi. Điều trị thích hợp bằng liệu pháp ánh sáng cho bé
bị vàng da khi sinh hoặc truyền máu nếu nặng hơn.
Nhau
tiền đạo
Nhau
tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm khá thấp trong tử cung, che chắn một phần
hoặc hoàn toàn cổ tử cung, thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra của
thai nhi khi sinh. Có thể phải sinh mổ tuỳ thuộc mức độ nhau tiền đạo.
Chậm
tăng trưởng trong tử cung
Tần
suất xảy ra khoảng 10% thai kì. Khả năng gặp cao hơn ở các trường hợp sinh con
đầu lòng, hoặc mẹ lớn tuổi mang thai hoặc bà mẹ có hơn 4 con trước đó. Kích
thước thai nhi được ước lượng khi thăm khám bụng bằng tay, nếu có nghi ngờ, bác
sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị thêm siêu âm cho bạn. Siêu âm sẽ giúp ước lượng
chính xác kích thước thai nhi khi so sánh với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng
bình thường.
Sinh
non
Sinh
non xuất hiện trong khoảng 7% trường hợp mang thai. Thường gặp hơn ở phụ nữ
mang thai từng bị biến chứng, có tiền sử sinh non trước đó, hút thuốc lá, uống
rượu, lạm dụng thuốc hoặc có bệnh răng miệng. Nếu việc sinh nở không thể trì
hoãn được khi em bé chưa trưởng thành, bác sĩ có thể chỉ định dùng steroids để
giúp phổi thai phát triển hơn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở website
của National Premmie Foundation.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét