Mang thai
những tuần đầu tiên, nhất là mang thai lần đầu khiến nhiều bà bầu lo lắng. Các
chuyên gia đã khuyến cáo rằng, dinh dưỡng trong lúc mang thai 1 tháng đầu là rất
quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy
thai nhất. Chính vì vậy, bà bầu
nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, để thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những
tuần đầu tiên của thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bổ quá
nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất
cho cơ thể.
Mang thai tháng đầu, bà bầu nên ăn uống hợp lý
Bạn phải
ăn 3 bữa mỗi ngày theo các giờ thông thường và không được kiêng ăn. Thời
kỳ mang thai không phải là lúc để giữ eo hay giảm cân. Bạn sẽ phải chuẩn bị tư
tưởng là sẽ lên cân nhưng sau khi sinh con xong thì sẽ giảm cân lại nhanh
chóng. Nhất là nếu bạn cho con bú và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, bạn
cũng không nên để mình tăng trọng quá mức như một quả bóng.
Nhiều bà
bầu cho rằng mình mang thai phải ăn thật nhiều, ăn cho cả 2 người nên nhồi nhét
bất cứ lúc nào, từ bánh ngọt đến bích quy và các bát chè đủ màu sắc. Tuy nhiên,
dù nhu cầu calo của mẹ trong tháng đầu này có tăng hơn trước nhưng cũng chỉ là
một chút thôi, và mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều lên gấp đôi.
Điều quan
trọng là không nên bỏ một bữa ăn nào hoặc nhịn đói quá lâu. Nếu bạn đi làm hãy
đem theo bữa ăn nhỏ vào văn phòng, vài cái bánh quy, một ít trái cây, đậu
phộng. Tránh mang kẹo, khoai tây chiên, bánh bao nhân nho và sôcôla. Chúng có
nhiều calo không cần thiết mà lại không tốt.
Trong bữa
ăn hàng ngày, bạn có thể làm các món ăn từ thịt, cá hay gia cầm. Chúng đều là
những nguồn cung cấp đạm. Đừng quên rằng phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài
loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc cũng chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Dưỡng chất cần thiết khi mang
thai tháng đầu
Bổ sung vitamin B11, axit folic
Ngoài
việc đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, chất sắt bạn còn phải bổ sung thêm
vitamin B11 và axit folic.
Dưỡng chất cần thiết khi mang thai tháng đầu
Dưới sự hướng dẫn của bác
sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4 mg.
Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch,… bẩm
sinh cho bé.
Axit folic đặc biệt có
vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây
thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm
sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong
3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra, bà bầu cần bổ
sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng
chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 –
2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất
béo.
Chất bột: gạo, ngô, bánh
mỳ, khoai, miến
Nhóm chất đạm gồm: thịt,
cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu,
mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng
và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho
thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi
ngày
Canxi: bà bầu cần thêm
1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng
sữa, sữa chua…
Việc bổ sung DHA có thể
thực hiện vào giai đoạn tuần thứ 21 trở đi. Khi mang thai 4 tuần đầu tiên chưa
cần thiết.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét