Chế
độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 7 như thế nào để đảm bảo sự khởi đầu
tốt cho quý 3 của thai kỳ là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm. Bài viết sẽ cùng
các mẹ chế biến một số món ngon bổ sung dinh dưỡng khi mang thai cho giai đoạn
này nhé.
Tháng
thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg: tăng gấp 10 lần so với tuần thứ 11;
chiều dài đạt khoảng 39cm.
Thời kỳ này, tính từ đầu đến chân, thai nhi có chiều dài khoảng 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 25 – 25 cm), trọng lượng khoảng 1 – 1,2 kg. Ở tháng thứ 7, bé đã hình thành mắt; lỗ mũi đã khai thông; khuôn mặt đã có thể nhìn rõ, nhưng lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ, da vẫn màu hồng đậm và nhiều nếp nhăn, vì thế khuôn mặt trông như người già; phần ngực bắt đầu phát triển và có thể tự khống chế tác động của bản thân. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn vẫn chưa phát triển hết. Lúc này, khả năng cơ thể bé chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường bên ngoài, vì thế nếu được sinh ra trong thời gian này thì bé sẽ phát triển không tốt, thậm chí có thể tử vong.
Thời kỳ này, tính từ đầu đến chân, thai nhi có chiều dài khoảng 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 25 – 25 cm), trọng lượng khoảng 1 – 1,2 kg. Ở tháng thứ 7, bé đã hình thành mắt; lỗ mũi đã khai thông; khuôn mặt đã có thể nhìn rõ, nhưng lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ, da vẫn màu hồng đậm và nhiều nếp nhăn, vì thế khuôn mặt trông như người già; phần ngực bắt đầu phát triển và có thể tự khống chế tác động của bản thân. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn vẫn chưa phát triển hết. Lúc này, khả năng cơ thể bé chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường bên ngoài, vì thế nếu được sinh ra trong thời gian này thì bé sẽ phát triển không tốt, thậm chí có thể tử vong.
Dinh
dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động vật, thực vật
đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên
dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có
thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…
Các
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ăn cá chứa dầu (cá hồi, cá ngừ hay cá thu) dồi
dào axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi và đặc biệt, có ảnh hưởng
đến chỉ số IQ của bé trong tương lai. Vì thế, ăn đủ lượng cá chứa dầu là điều
quan trọng. Bạn có thể ăn khoảng 2 phần cá chứa dầu mỗi tuần; nhưng nếu bạn
không chịu được mùi vị của chúng thì dùng viên bổ sung cá chứa dầu theo chỉ dẫn
của bác sĩ là lựa chọn hợp lý.
Thời
điểm này, thai phụ mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn
quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không
phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
Từ giờ
cho đến lúc sinh, nhu cầu dinh dưỡng cho bào thai tăng mạnh; vì thế, bạn cần ăn
thêm khoảng 840kalo mỗi ngày để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ.
Giai
đoạn này bà bầu cũng nên chú ý uống nhiều nước để chất thải bài tiết ra ngoài
một cách thuận lợi, giúp giảm sưng phù. Ít ăn muối có thể giảm phù, nhưng không
phải là kỵ muối. Quá ít muối sẽ làm cho thai phụ chán ăn, mệt mỏi, khi nghiêm
trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cần Ttăng cường các loại
vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…
Mang
thai tháng thứ 7, cân nặng của mẹ nên tăng 8-10kg. Nếu tăng cân vượt quá ngưỡng
trên, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để giữ tốc độ tăng cân hợp lý và dễ
dàng khôi phục vóc dáng sau sinh.
Một số
bà bầu cho biết thường bị chuột rút trong giai đoạn này, vì vậy bà bầu cần để ý
đến lượng canxi và photpho nạp vào cơ thể. Thiếu canxi hay quá thừa photpho
(chất được tìm thấy trong nước ngọt, snack và thịt chế biến sẵn) cũng làm chuột
rút nặng hơn. Để giảm chuột rút, nên bổ sung thức ăn giàu canxi như sữa,
phômai, cá hồi, cá ngừ đóng hộp (ăn cả xương), súp lơ xanh.
Dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, cần
tây, bạc hà, tỏi, dưa leo…có tác dụng lợi niệu tiêu phù, thai phụ có thể ăn
nhiều một chút. Nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh
ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Đến
giai đoạn này, cân nặng của mẹ nên tăng 8-10kg. Nếu tăng cân vượt quá ngưỡng
trên, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để giữ tốc độ tăng cân hợp lý và dễ
dàng khôi phục vóc dáng sau sinh.
Từ giờ
cho đến lúc sinh, nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tăng mạnh. Vì thế, bạn cần
ăn thêm khoảng 840kalo mỗi ngày để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét