Cân nhắc khi ăn cá ở mẹ bầu


Trong một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, khi bà mẹ ăn vào sẽ tích tụ dần trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Nên đối với bà bầu, thực phẩm từ cá không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với thai nhi mặc dù nó chứa một hàm lượng axít béo omega 3, vitamin B và các protein thiết yếu khác.
Nguyên nhân cá chứa hàm lượng thuỷ ngân cao
Trong nước, không khí, thực phẩm đều có chứa hàm lượng metyl thủy ngân, đây là chất được hình thành từ quá trình tích lũy sinh học. Metyl thuỷ ngân trong cá chủ yếu là từ thủy ngân nằm trong trầm tích đại dương được chuyển thành metyl thủy ngân bởi các vi sinh vật. Đây chính là hình thức hữu cơ của thủy ngân được cá hấp thụ bởi các mô qua mang và lúc chúng ăn các vi sinh vật đó.
Loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao?
Thường thì những loài cá lớn sẽ có nguy cơ chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn so với các loài cá bé vì khối lượng thức ăn chúng tiêu thụ lớn, hơn nữa cá lớn thường ăn cá bé dẫn đến tích tụ hàm lượng cao thủy ngân trong cơ thể.
Các loài cá được cảnh báo bao gồm: cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá đuối, cá bơn, cá tuyết, cá chẻm (cá Barramundi), cá cam roughy, cá chỉ vàng…
Nhiễm thủy ngân có tác hại như thế nào đến sức khỏe thai nhi?
Hàm lượng thủy ngân trong cá đối với người bình thường không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe thế nhưng đối với những phụ nữ mang thai bị nhiễm thủy ngân sẽ gây ra những biến chứng xấu đối với thai nhi. Cụ thể trong vòng 3 đến 4 tháng đầu nếu người mẹ bị nhiễm thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của đứa trẻ sau này. Trẻ bị ảnh hưởng của thủy ngân sẽ có những dấu hiệu như chậm đi, chậm nói, những vấn đề hoạt động về tư duy cũng sẽ kém phát triển.
Phụ nữ mang thai nên ăn cá như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Theo Bác sĩ Lê Văn Hiền, khoa phụ sản, bệnh viện Đại học Y dược, TP.HCM. Dù trong cá có chứa nhiều thủy ngân gây hại cho sức khỏe thai nhi nhưng cũng không có nghĩa là thực đơn của các bà mẹ được phép thiếu sót món cá.
Tham khảo một thực đơn cá sau đây để có thể có đầy đủ  dinh dưỡng nhất cho cả bà mẹ và em bé mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Chọn một số các loại cá hoặc hải sản có hàm lượng metyl thủy ngân thấp cho thực đơn như: cá pôlăc (còn gọi là cá moruy hay minh thái), cá hồi nước ngọt, cá than, cua, mực, cá cơm, cá da trơn, cá chép, hàu, cá rô phi, tôm…
- Nếu ăn những loại cá có hàm lượng metyl thủy ngân cao thì chỉ nên giới hạn trong vòng 150gram cho nửa tháng đối với các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá kình và khoảng thời gian này không ăn thêm bất kỳ loại cá nào khác.
- Tương tự 150gram cho các loại như cá thu, cá ngừ, cá cam roughy… trong một tuần.
- Nấu chín cá ở nhiệt độ 145oC (63oC) để tốt nhất cho sức khỏe.
- Đối với những phụ nữ có dự định mang thai nên tránh ăn quá nhiều các loại cá chứa nhiều metyl thủy ngân trong vòng 6 tháng trước khi mang thai.
Bảng đo tiêu chuẩn hàm lượng thủy ngân trong một số loại cá
Tại một số nước trên thế giới, giới hạn an toàn của metyl thủy ngân trong cá là 1,0 phần triệu (PPM). Tuy nhiên hàm lượng đo được trong rất nhiều loài cá vượt quá mức giới hạn này.


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét