Tình trạng nhau tiền đạo thai kỳ (Phần 3)


Nguy cơ của nhau tiền đạo là: Xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng, gây choáng mất máu và tử vong ở mẹ (tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 1,16%); rối loạn đông máu, có thể xảy ra, nhưng ít gặp ở nhau tiền đạo, ngay cả khi nhau bong theo diện rộng. Có thể nói nhau tiền đạo là bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ.Các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kỹ hướng điều trị của bệnh.
Điều trị như thế nào?
Không có biện pháp điều trị cụ thể nào hơn là theo dõi và chờ đợi. Nếu người mẹ không bị chảy máu thì không cần phải theo dõi đặc biệt. Ngược lại, nếu chảy máu, cần phải nằm nghỉ trên giường và được giám sát chặt chẽ. Khuyến cáo chung là tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn xuất huyết. Tốt nhất là tránh bất kỳ tổn thương nào ở cổ tử cung. Tương tự, bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến co thắt tử cung, chẳng hạn như kích thích đầu vú hoặc tình trạng cực khoái hay kích động cực điểm đều cần phải tránh.
Tôi có thể sinh thường được không?
Một số bà bầu bị chảy máu rất ít, hoặc không bị chút nào cả cho dù có nhau tiền đạo. Tuy nhiên, họ có thể vẫn cần phải sinh mổ. Lý do là vì nhau thai có thể nằm sai vị trí, hoặc ngăn không cho đầu và cơ thể em bé xuống dần trong tử cung. Nếu sinh thường, điều này rất có khả năng gây ra các vấn đề làm cho quá trình chuyển dạ gặp khó khăn hay thất bại.
Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng:
·         Người mẹ sẽ cần phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ.
·         Người mẹ có thể cần được truyền máu để tăng lưu lượng máu trong cơ thể.
·         Có thể cần phải kiểm tra thành phần máu để đảm bảo người mẹ không có bất kỳ vấn đề gì về thời gian đông máu.
·         Có thể cần phải tiêm Anti-D nếu người mẹ có nhóm máu âm
·         Em bé sẽ cần được kiểm soát bằng cách sử dụng máy theo dõi tim thai (điện cực gắn vào da đầu) trong suốt quá trình chuyển dạ, hoặc bằng thiết bị đo CTG-Cardiotocograph.
Các phương pháp điều trị được thiết kế nhằm tối đa hóa thời gian em bé có thể tiếp tục ở trong tử cung, trong khi không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Nói chung, khi người mẹ có nhau tiền đạo thì việc mổ lấy thai thường được lên kế hoạch cho khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi đó em bé sẽ đủ trưởng thành để có thể tự thở, bằng không, nếu sinh non, sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hãy nhớ rằng:
Bất kỳ hiện tượng ra máu nào trong quá trình mang thai đều cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán nhau tiền đạo, cũng không nên tự cho rằng đây là lý do bạn bị chảy máu. Cần đến bác sĩ hay bệnh viện để được kiểm tra chi tiết.



Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét