Ngày nay, nhu cầu đi
du lịch, tham quan của các gia đình, cơ quan đã trở nên phổ biến, trong đó có
đối tượng là phụ nữ mang thai. Vậy điều kiện để một phụ nữ mang thai có thể đi
du lịch hay không là gì? Đi du lịch ở đâu để an toàn cho cả mẹ và con? Bài viết
sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi đó.
Thai phụ có bệnh lý gì thì không nên đi du lịch?
Một số chống chỉ định tương đối khi phụ nữ mang
thai muốn đi du lịch gồm các yếu tố nguy cơ sản khoa như: tiền sử sảythai, sinh non, hở cổ tử cung, nhiễm độc thai nghén. Đối với sản phụ trước đây
có các bệnh như đái tháo đường, suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn
mạch... cần phải hoãn chuyến du lịch. Các địa danh du lịch có thể gây nguy cơ
cao cho sản phụ và thai nhi như vùng núi cao, vùng cần tiêm chủng vaccin virut
sống, vùng có dịch sốt rét... là những nơi không nên đến trong bất cứ giai đoạn
nào của thai kỳ. Bạn cũng phải lưu ý đến một số bệnh đặc biệt như sau:
Bệnh sốt rét: Thai phụ mà bị sốt rét trong thai
kỳ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh sốt rét có thể xảy ra nặng với các biến chứng
như sốt rét thể não, tán huyết ồ ạt và suy thận, thường xảy ra trong thai kỳ.
Ảnh hưởng của sốt rét với bào thai gồm sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, sinh
non và nhiễm khuẩn bẩm sinh.
Tiêu chảy: Trường hợp thai phụ bị tiêu chảy, do
mất nước có thể làm lưu lượng máu đến rau thai không đủ, vì vậy thai phụ cần
đặc biệt lưu ý ăn, uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho mình và cho thai nhi.
Nên ăn chín, uống sôi, dùng nước uống đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội, ăn
thức ăn nấu kỹ và các sản phẩm sữa được khử khuẩn. Bạn cần tránh dùng các món
rau sống, mắm tôm, tép sống, không ăn thịt bò tái và hải sản tái để phòng tránh
bệnh tiêu chảy, viêm gan E vì chúng dễ gây biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Điều trị tiêu chảy chủ yếu là bù nước và điện
giải. Có thể dùng kết hợp kaolin-pectin và loperamid nếu cần thiết, kháng sinh
quinolon bị chống chỉ định trong thai kỳ. Có thể dùng ampicillin, azithromycin
hoặc cephalosporin thế hệ ba. Nếu bà mẹ đi du lịch cùng con nhỏ thì nên cho trẻ
bú mẹ là chủ yếu, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn bên ngoài. Một người mẹ đang điều
trị tiêu chảy cũng không nên ngừng cho con bú mà nên tăng cường lượng dịch nhập
vào cho người mẹ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét