Làm thế nào để biết
thai nhi có phát triển bình thường hay không? Thai nhi phát triển bình thường
thì có kích thước như thế nào? Mời các chị em hãy tham khảo bài viết dưới đây
nhé!
Thời điểm bắt đầu đo sự phát triển của thai nhi?
Bắt đầu từ tuần 20 đến lúc sinh, mỗi lần đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra các chỉ số cần thiết, trong đó có chỉ số về chiều dài, cân nặng của thai nhi. Nhờ những chỉ số này, bác sĩ sẽ cho chị em biết thai nhi của mình có phát triển tốt hay không, cần phải bổ sung và hạn chế những gì trong chế độ ăn uống và luyện tập để thai nhi phát triển tốt nhất. Kích thước của thai nhi sẽ tăng đều từ tuần 20, những bắt đầu từ khoảng tuần 30 trở đi thai nhi sẽ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng.
Bắt đầu từ tuần 20 đến lúc sinh, mỗi lần đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra các chỉ số cần thiết, trong đó có chỉ số về chiều dài, cân nặng của thai nhi. Nhờ những chỉ số này, bác sĩ sẽ cho chị em biết thai nhi của mình có phát triển tốt hay không, cần phải bổ sung và hạn chế những gì trong chế độ ăn uống và luyện tập để thai nhi phát triển tốt nhất. Kích thước của thai nhi sẽ tăng đều từ tuần 20, những bắt đầu từ khoảng tuần 30 trở đi thai nhi sẽ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng.
Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai?
Làm thế nào để biết thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai? Đây là vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm. Chúng tôi đã nhờ các bác sĩ chuyên khoa giúp chị em giải quyết thắc mắc này như sau: Thai nhi phát triển về kích thước hơn so với tuổi thai có nghĩa là khi đi khám thai chiều dài đo được của thai nhi dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm.
Trong trường hợp này, để tìm hiểu xem nguyên nhân là gì, bác sĩ sẽ thực hiện việc siêu âm kỹ hơn một chút hoặc là tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu khác nữa. Sau đây là một số lý do chị em dẫn đến tình trạng:
Đã đến ngày dự sinh hoặc là quá hạn dự sinh mấy ngày mà chị em vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì.
Chị em có thể đang bị bệnh u xơ tử cung.
Nhiều trường hợp là do chị em đang mang thai đôi.
Lượng nước ối của chị em nhiều hơn so với bình thường.
Một vài trường hợp có thể do chị em bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, vì tình trạng sẽ được cải thiện nếu được kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy, đi khám thai định kỳ và thực hiện siêu âm rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai?
Điều này có nghĩa là tại thời điểm chị em đi khám thai, thai nhi có chiều dài ngắn hơn khoảng 3cm so với chiều dài trung bình. Trong trường hợp này, bác sĩ của bạn cũng sẽ tiến hành việc siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như ngày dự sinh và có biện pháp loại trừ các vấn đề khiến thai nhi bị kiềm chế sự tăng trưởng.
Điều này có nghĩa là tại thời điểm chị em đi khám thai, thai nhi có chiều dài ngắn hơn khoảng 3cm so với chiều dài trung bình. Trong trường hợp này, bác sĩ của bạn cũng sẽ tiến hành việc siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như ngày dự sinh và có biện pháp loại trừ các vấn đề khiến thai nhi bị kiềm chế sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai nhi phát triển kém hơn bình thường là do chị em hoặc chồng có kích thước cũng quá khiên tốn. Để theo dõi tốt sự phát triển của thai nhi, chị em nên đi khám thai đúng định kỳ và đừng quên hỏi bác sĩ về những chỉ số mình không biết nhé!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét