Cảm xúc của mẹ khi mang thai


Khi mang thai, sự thay đổi về nội tiết làm cảm xúc của bạn cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh niềm vui được làm mẹ, bạn còn phải đối mặt với lo lắng, sợ hãi, chán nản…

Những điều hạnh phúc khi được làm mẹ
- Mang thai là khoảng thời gian tuyệt đẹp trong cuộc đời người phụ nữ vì bạn được cảm nhận bé đang lớn lên từng ngày trong cơ thể. Nhất là khi, bạn mong ngóng có bé từ lâu thì niềm hạnh phúc này càng nhân lên gấp bội.
- Khi mang thai, người phụ nữ cùng thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ ông xã và người thân nên bạn cũng luôn có cảm giác vui vẻ, thoải mái.

- Háo hức viết nhật ký hoặc tham gia các diễn đàn trên mạng về cách chăm sóc sức khỏe bà bầu.

- Mỉm cười hạnh phúc khi bạn nghĩ cách đặt mộtcái tên thật hay cho con.

- Chắc chắn bạn sẽ xúc động và không thể nào quên hình ảnh đầu tiên của bé qua máy siêu âm.

- Đôi khi, bạn nghĩ về em bé nhiều đến mức bỗng dưng quên đi vài phần việc phải hoàn thành.



- Bạn không còn lo sợ việc tăng cân, trái lại, bạn thường ăn nhiều hơn để bé luôn khỏe mạnh.

- Háo hức, tò mò chia sẻ những thông tin liên quan đến bà bầu và em bé với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...

- Bạn tìm hiểu và tự mình giải mã những giấc mơ thú vị trong thời kỳ “bầu bí”.

- Bạn hay tưởng tượng, mơ mộng về tương lai của bé: Vừa mong bé trở thành một ca sĩ tài năng, vừa mong bé sẽ thành nhà bác học đoạt giải Nobel.

- Tăng ham muốn “chuỵên ấy”: Một số phụ nữ trong thời gian mang bầu có ham muốn mãnh liệt hơn với chuyện vợ chồng. Bởi vì, các khu vực phát sinh khoái cảm trên cơ thể trở nên nhạy cảm hơn. Ví dụ, do sự thay đổi của hormone, vòng 1 sẽ trở nên to và gợi cảm hơn. Máu dồn về cơ quan sinh dục làm cho hưng phấn và khoái cảm ở khu vực này tăng lên. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều phụ nữ lần đầu tiên đạt được cực khoái khi mang thai.

Những cảm xúc tiêu cực khi mang thai

- Mệt mỏi: Quý I của thai kỳ là khoảng thời gian bạn dễ “khủng hoảng” nhất, đặc biệt với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Bạn có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn khi tiếp xúc với một số mùi vị hoặc thức ăn. Sự thay đổi này sẽ khiến bạn mệt mỏi.
Đến quý II và quý III của thai kỳ, mặc dù bạn đã quen dần với việc mang thai nhưng tâm trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện, nhất là khi bạn phải làm việc quá sức.

- Lo sợ: Những vấn đề về sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của bé có thể khiến bạn mất ngủ. Phụ nữ lần đầu làm mẹ sợ cảm giác đau khi sinh nở. Nhóm bà mẹ đã từng sảy thai thì lo lần mang thai này sẽ có những biến cố.

Những vấn đề như sợ sinh con dị tật; xuất hiện biến chứng khi sinh nở; mối lo kinh tế… cũng khiến tâm trạng thai phụ trở nên xấu hơn.

- Stress kéo dài: Những căng thẳng tích tụ trong một khoảng thời gian sẽ gây nên tình trạng stress. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nếu bạn stress nhiều trong thời kỳ mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân đồng thời bé sẽ dễ mắc chứng hen suyễn và dị ứng về sau.

- Suy giảm ham muốn tình dục: Một số phụ nữ có xu hướng giảm ham muốn vợ chồng trong suốt quá trình mang thai. Hoặc lo lắng tư thế quan hệ của hai vợ chồng sẽ gây hại cho em bé trong bụng…


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét