Khi bé con còn trong bụng mẹ thì những hành động,
những cuộc trò chuyện, những cách vuốt ve hay việc mẹ ăn uống, cho bé nghe nhạc,
cho bé cảm nhận khẩu vị của từng loại thức ăn mà mẹ đưa vào cơ thể là những
cách giúp bé làm quen và dần cảm nhận được giọng nói của bố mẹ hay những âm
thanh từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng
cho thấy việc dạy bé từ trong bụng có thể tăng trí thông minh nhưng ít nhất sẽ
là cách để các bậc làm cha làm mẹ có thể cho con cảm nhận được sự gắn kết ấm áp
về tình mẫu tử hay tình phụ tử thiêng liêng trong những tháng vất vả của thai kỳ.
Bài viết chia sẻ kiến thức mang thai kì này sẽ giúp các mẹ có cái nhìn thực
tế hơn để biết được khi còn trong bụng thì bé con sẽ học được những điều gì.
Khả
năng học hỏi của thai nhi
Rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi còn trong bụng mẹ bé đã có thể học hỏi. Mẹ có
thể giúp ích cho quá trình này bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngửi mùi hương và
ngay cả trong cách nói chuyện hàng ngày.
Cho đến cuối
tam cá nguyệt thứ hai, bé đã bắt đầu nghe được. Những âm thanh bên trong cơ thể
mẹ như tiếng tim đập, tiếng mẹ thở, giọng nói của mẹ… được bé ghi nhớ. Đồng
thời, bé cũng có thể nhận biết được các âm thanh từ bên ngoài. Tuy vậy, việc
nghe nhạc Mozart cũng không biến bé thành một thần đồng âm nhạc. Bé chỉ có thể
nhận ra những giai điệu quen thuộc này và chúng giúp làm dịu tâm hồn bé khi
được nghe lại lúc đã chào đời.
Được nghe
nhạc, nhịp tim của thai nhi tăng lên, và bé di chuyển nhiều hơn. Khi mới sinh,
bé cũng sẽ trở nên sôi động hơn khi nghe những âm thanh quen thuộc đó.
Tương tự với
âm thanh, hương vị có thể giúp thiết lập thói quen cho con bú mẹ, vì thực phẩm
mà bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến hương vị sữa. Điều này làm bật lên tầm
quan trọng của việc đa dạng thực phẩm khi mang thai. Bé mới sinh sẽ có khuynh
hướng ưa chuộng những hương vị quen thuộc trong suốt khoảng thời gian bú mẹ.
Chẳng hạn, những mẹ thường uống nước ép cà rốt trong suốt tam cá nguyệt thứ 3
thì những gì các con nhỏ của họ cũng có khuynh hướng thích ăn ngũ cốc hương cà
rốt hơn loại ngũ cốc thông thường.
Tuy vậy, không
có nghiên cứu nào khẳng định rằng việc học hỏi từ trong bụng mẹ có thể kéo dài
hiệu quả sau khi sinh. Việc dạy cho em bé từ trước khi ra đời không đảm bảo cho
khả năng học tập của bé sau này.
Những cửa ngõ nhận thức
Các
chuyên gia cho rằng, có 3 con đường chính giúp bé học hỏi khi còn trong bụng
mẹ:
1. HỌC HỎI KHI TIẾP XÚC VỚI MỘT TRẢI NGHIỆM
Trẻ
nhỏ nhận ra những giọng nói và âm nhạc mà chúng đã được nghe khi còn trong tử
cung mẹ, và trở nên thư giãn với những âm thanh này. Những âm thanh và nhịp
rung của xe có thể nhắc bé nhớ đến sự di chuyển và những âm thanh trong cơ thể
mẹ.
2. HỌC HỎI KHI ĐÃ QUEN VỚI MỘT TRẢI NGHIỆM
Ví
dụ, nếu bạn chơi đi chơi lại một âm thanh có tính cảnh báo khi còn mang thai,
khi ra đời, bé sẽ giật mình khi nghe âm thanh này.
3. KẾT HỢP CÁC TRẢI NGHIỆM VỚI NHAU
Ví
dụ, một bản nhạc bạn nghe trong trạng thái thư giãn khi còn mang thai sẽ giúp
bé thư giãn sau này.
Tác dụng của những trải nghiệm
Không
có bằng chứng cho thấy bé sẽ thông minh hơn nếu bạn chịu khó đọc sách hay nghe
nhạc lúc mang thai. Tuy nhiên, những hoạt động này có thể giúp bé dễ dàng nhận
ra bạn khi được sinh ra. Hơn nữa, những việc này cũng giúp bạn giảm stress và
tăng cường cảm nhận sâu sắc của bạn đối với bé. Nếu như bạn không thấy thoải
mái với việc hát hay nói chuyện với chiếc bụng của mình, những kích thích tự
nhiên mà bé nhận được thông qua những cuộc nói chuyện và hoạt động hàng ngày
của bạn cũng là quá đủ.
Mong rằng với những kiến thức rất hữu ích trên đây, các cặp vợ
chồng và đặc biệt là các bà mẹ có thể tham khảo để biết được trong thai kỳ bé
con sẽ phát triển như thế nào cũng như học hỏi được những điều thú vị gì. Việc
mẹ vui đùa, vuốt ve hay kể chuyện cho con nghe khi bé còn trong bụng là sự trải
nghiệm tốt nhất để bé thêm gắn kết hơn với mẹ. Nếu mẹ có đủ kiến thức giáo dục
con ngay từ khi còn trong bụng thì chắc chắn sẽ là hành trang tốt nhất chuẩn bị
cho chặng hành trình khôn lớn sau khi con ra đời đấy. Chúc các mẹ luôn khỏe
mạnh và có phương pháp giáo dục con yêu hiệu quả.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét