Dấu hiệu nguy hiểm của mẹ bầu và hướng giải quyết


Có hàng trăm câu hỏi và khúc mắc vây quanh các bà mẹ mang thai, nhất là khi chúng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của bạn và em bé trong bụng. Biết được điều gì tốt hay không tốt, an toàn hay không và nhất là khi nào cần đi khám là rất quan trọng.Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi xe đưa bạn đến bệnh viện ngay nhé!

Chảy máu âm đạo, sốt, đau nhức và ớn lạnh
Mặc dù ở nhiều phụ nữ mang thai, cổ tử cung nhạy cảm có thể rỉ máu nhẹ (với vết máu không lớn hơn một đồng tiền xu) nhưng nếu máu chảy nhiều hơn (xuất huyết trung bình đến nặng) hoặc chảy máu âm đạo kèm theo sốt, đau bụng và / hoặc ớn lạnh, bạn cần phải gọi cấp cứu và được đưa vào viện ngay. Từ khi bắt đầu mang thai, bạn nên có một nhiệt kế tốt bên mình và ghi nhận rõ ràng các triệu chứng để trình bày với bác sĩ khi được thăm khám.
Nhức đầu, ngất xỉu và chóng mặt
Bạn dường như không thể xua được cơn nhức đầu dai dẳng? Nếu bạn bị nhức đầu kéo dài và dữ dội, đặc biệt nếu kèm theo choáng ngất, chóng mặt, và / hoặc mờ mắt, bạn phải gọi bác sĩ hoặc đi khám ngay. Hãy tìm một chỗ vững chãi để ngồi xuống nghỉ ngơi nếu bạn đang cảm thấy mình lả đi, và cố gắng giữ lại ai đó bên bạn trong lúc chờ bác sĩ. Hãy uống nước (vì mất nước thường là nguyên nhân của các triệu chứng này) và nằm nghiêng bên trái.
Tiểu nhiều lần và đau buốt
Dù tiểu lắt nhắt nhiều lần là một phiền toái phổ biến trong thai kỳ, nhưng triệu chứng tiểu buốt và có cảm giác bỏng rát thì không bình thường chút nào. Triệu chứng này dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang, một vấn đề thường gặp ở phụ nữ và đặc biệt trở nên khó chịu trong thai kỳ. Hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng này để phòng ngừa biến chứng thai kỳ như sinh non và sinh con nhẹ cân. Để phòng nhiễm trùng, hãy uống đủ nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, mặc quần lót cotton, và tránh mặc legging hoặc quần tất.

Đau vùng chậu từ trung bình đến dữ dội
Rất nhiều bà mẹ tương lai đều đã vài lần cảm thấy “nằng nặng” ở vùng chậu trong thời gian mang thai. Dù vậy, cơn đau dữ dội và dai dẳng (không chỉ là đau âm ỉ rấm rứt) có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu việc thả lỏng, duỗi người, uống nước hoặc nghỉ ngơi không giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đặc biệt là nếu triệu chứng này có kèm theo sốt.

Nôn mửa kèm sốt và đau
Bạn đã từng trải qua cảm giác nôn nao cả ngày vì ốm nghén rồi chứ? Nhưng nếu bạn nôn mửa hơn 1 lần mỗi ngày, sốt, và đau bụng, bạn nên gọi bác sĩ ngay vì bạn có thể đang bị ốm nghén thể nặng và tình trạng này có thể được điều trị thuyên giảm bằng thuốc. Mặc dù ốm nghén thông thường không gây hại cho bạn và con, nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn cầm nôn và buồn nôn kéo dài để tận hưởng thai kỳ dễ chịu hơn.

Ớn lạnh hoặc sốt trên 39.5 độ C
Bị sốt chẳng bao giờ là chuyện tốt lành cả, nhưng bị sốt khi đang mang thai còn đáng sợ hơn vì nó có thể gây tổn thương cho em bé trong bụng bạn. Em bé của bạn lớn lên và phát triển khoẻ mạnh phụ thuộc ít nhiều vào thân nhiệt ổn định và lành mạnh của bạn (trong khoảng 37 đến 39.5 độ C). Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thân nhiệt quá cao có thể huỷ hoại hệ thống nuôi dưỡng thai nhi đang hoàn thiện của bạn và dẫn đến sảy thai. Sau đó, sốt không còn ảnh hưởng nhiều lắm đến thai nhi. Dù vậy, sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác mà bác sĩ cần phải cân nhắc và theo dõi.

Tiết dịch âm đạo lỏng, nhiều và liên tục.
Bạn đang ở trong những tuần cuối của thai kỳ? Nếu vậy, sự tiết dịch âm đạo có thể là dấu hiệu của vỡ ối, hãy chuẩn bị để đến bệnh viện. Nhưng nếu bạn phát hiện hiện tượng này trước tuần thai thứ 37, bạn cần được nhập viện cấp cứu ngay. Đó có thể là dấu hiệu của sinh non, đặc biệt là nếu bạn có tiệu chứng co thắt kèm theo, hãy gọi cấp cứu ngay!

Đột ngột sưng bàn tay, bàn chân và mặt
Nếu bỗng nhiên trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, hoặc nếu bàn tay, bàn chân và mặt của bạn sưng lên rõ rệt, đó có thể không đơn giản chỉ là sự giữ nước bình thường của cơ thể. Tiền sản giật hay cao huyết áp do thai kỳ là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng cần được theo dõi và điều trị ngay. (Một dấu hiệu khác của tiền sản giật mà bạn nên chia sẻ với bác sĩ là thị giác bị mờ nhoè đột ngột.)
àn tay, bàn chân và mặt của bạn sưng lên rõ rệt, đó có thể không đơn giản chỉ là sự giữ nước bình thường của cơ thể.
Giảm vận động của thai nhi

Cuối thai kỳ, bạn sẽ bắt đầu theo dõi cử động của em bé bằng cách đếm các cú đạp của con. Đa số các bác sĩ khuyên bạn nên dành vài lần mỗi ngày để theo dõi sự phát triển của bé và đảm bảo đếm được 10 cử động trong khoảng 10 phút. Nếu bạn đã cố gắng đếm đi đếm lại mà vẫn không cảm nhận được cử động của bé (hoặc rất ít và yếu), hãy uống một ly nước trái cây (chất đường tự nhiên sẽ thúc đẩy đường huyết của bé và có thể khiến bé hiếu động hơn), tiếp đến hãy nằm nghiêng bên trái trong phòng yên tĩnh trong khoảng nửa giờ. Nếu sau lần thử thứ hai mà bạn vẫn không cảm nhận được cứ động của bé, hoặc trong 2 giờ mà vẫn không đếm được 10 cử động, hãy đi khám ngay.

Hãy đi khám ngay trong ngày nếu bạn có các triệu chứng:

- Đau (nhức) đầu đáng kể và dai dẳng.

- Bất kỳ triệu chứng rỉ máu hoặc chảy máu âm đạo nào kéo dài hơn 1 ngày.

Thông báo triệu chứng sau với bác sĩ trong lần khám thai tới:

- Rỉ máu nhẹ và ngưng trong ngày.

- Thỉnh thoảng nhói hoặc cảm giác căng kéo vùng bụng.

- Thỉnh thoảng đau đầu nhẹ.
Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét