Đừng cho rằng bạn sẽ mặc cùng một cỡ áo như trước khi bạn mang
thai. Hơn bao giờ hết, đây là lúc bạn cần có được chiếc áo ngực phù hợp và vừa
vặn với mình. Bây giờ cũng chính là lúc bạn cần có sự tư vấn của các nhân viên
cửa hàng bán quần áo lót chuyên dụng cho bà bầu.
Mua áo ngực cho bà bầu
khi nào?
Một chiếc áo ngực không
vừa có thể dẫn đến việc bạn bị mỏi ở cổ, vai và lưng. Đối với nhiều phụ nữ, họ
chỉ nhận ra vấn đề này khi họ mặc được một chiếc áo vừa vặn.
Trong ba tháng đầu của
thai kỳ, ngực của hầu hết các bà mẹ có nhiều thay đổi đáng kể. Nhiều người cảm
nhận nhiều hơn về ngực của mình trong giai đoạn này vì nó mềm hơn, to ra và
nhạy cảm hơn. Mỗi phụ nữ có những thay đổi về bộ ngực khác nhau, nhưng nhìn
chung họ thường thấy ngực họ to hơn và nặng hơn.
Phần lớn sự thay đổi này
xảy ra trong bốn tháng đầu thai kỳ. Đến lúc đó, ngực của bà bầu đã lớn gần hết
cỡ và các kích thích tố dẫn đến sự thay đổi này bắt đầu ổn định lại.
Những thay đổi nội tiết
tố và trọng lượng là rất cần thiết trong quá trình mang thai và không thể tránh
khỏi. Chúng giúp người phụ nữ sẵn sàng cho việc cho con bú. Thay đổi nhanh
chóng trong các mô vú, kích thước và hình dạng khiến bộ ngực có thể trở nên rất
khó chịu nếu không được nâng đỡ tốt. Thậm chí nếu bạn thường tránh mặc áo ngực,
hoặc bạn thường mặc áo thun có kèm lớp lót ở phần ngực, thì bạn phải thay đổi
thói quen này khi mang thai.
Tại sao nên mua áo ngực
cho bà bầu?
Bởi vì chúng được thiết
kế khác với áo ngực thường để nâng đỡ riêng cho bộ ngực của phụ nữ mang thai.
Áo ngực cho bà bầu không có gọng đỡ cứng nhắc, có dây áo lớn hơn, có nhiều nút
gài để điều chỉnh hơn. Trong khi áo ngực thường ưu tiên cho yếu tố thời trang
và kiểu dáng, thì áo ngực cho bà bầu được thiết kế dành riêng cho việc mang
thai và cho con bú.
Mặc áo ngực hay không
hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Một số phụ nữ không mặc được áo ngực vì cảm
thấy vướng víu và bó buộc.
Nhưng việc có mặc áo chắc
chắn sẽ giúp tránh kéo giãn các mô vú nhạy cảm dẫn đến chảy xệ. Ngoài ra, nó
kín đáo hơn và gọn dáng người hơn.
Những yếu tố quan trọng
khác khi mua áo ngực cho bà bầu
·
Một
chiếc áo ngực vừa vặn có gọng có thể điều chỉnh có thể khiến bạn thấy thoải mái
hơn. Chọn áo không quá ôm sát ngực của bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái và
không bị hạn chế.
·
Hãy
mua chiếc áo khiến bạn thích, nếu không bạn sẽ chỉ cảm thấy không hấp dẫn và
không hài lòng.
·
Khi
bạn thử áo, hãy chọn một chiếc ôm vừa vặn ở phần dưới ngực chứ không nhô lên
trên. Điều quan trọng là ngực của bạn được nâng đỡ gọn trong từng quả áo.
·
Nghiêng
người về trước sao cho bầu ngực rơi trọn vào trong quả áo, thay vì kéo áo qua
ngực rồi “nhét” ngực vào quả áo.
·
Lưng
áo thường được may theo kích thước cơ thể. Ví dụ như số đo 34 hoặc 36 liên quan
đến kích cỡ vòng ngực/lưng, và quả áo A-B-C… là số đo bầu ngực. Kích cỡ quả áo
và lưng áo cần phải được ghi rõ trên nhãn riêng của mỗi chiếc áo ngực.
·
Nếu
bạn cần phải tăng cỡ lưng áo, có thể bạn sẽ phải giảm số đo quả áo xuống một
cỡ.
·
Tránh
để ngực bạn bị đè bẹp trong chiếc áo ngực. Hai bên ngực cần được nâng đỡ riêng
biệt và không bị ép dí vào nhau.
·
Chọn
chiếc áo có phần lưng áo ở phía sau không cao hơn so với phần dây áo ở bên dưới
bầu ngực. Nếu vậy, bạn sẽ cần phải điều chỉnh dây áo ngắn lại và nâng đỡ ngực
tốt hơn. Hãy nhớ quy tắc vàng này - nếu phía sau trượt lên thì phía trước tụt
xuống - đó là một trong những quy tắc mặc áo ngực mà phụ nữ mang thai hay không
đều biết!
·
Nếu
dây áo hằn vào vai của bạn, nó có thể quá hẹp và/hoặc quá dài và cần rút ngắn
lại.
·
Chọn
áo ngực của những hãng nổi tiếng. Với nhiều ngân sách cho nghiên cứu và phát
triển, các sản phẩm của họ sẽ thoải mái và mặc bền hơn. Mặc dù giá cao hơn, về
lâu dài vẫn có lợi hơn khi bạn mặc được lâu hơn.
·
Các
áo ngực nên vừa vặn thoải mái sau khi cài móc. Nhớ tính đến những lúc bạn vươn
tay, vươn vai, hít thở và những thay đổi (về cân nặng) trong thai kỳ từ tháng
thứ tư trở đi.
·
Đừng
mua áo nào cứng và chật với ý nghĩ bạn sẽ cố gắng “ních” vào cho vừa, bây giờ
hay lúc cho con bú. Hãy sử dụng các móc áo, mắt áo và dây áo để chỉnh áo
theo hình dáng và kích cỡ ngực của bạn. Miễn là bạn có thể nhét một tay
vào áo để đảm bảo còn chỗ để nới thêm nếu cần sau này.
·
Đảm
bảo rằng chiếc áo vừa với bạn, không phải ngược lại.
·
Trong
3 tháng cuối của thai kỳ, ngực bạn có thể bị sưng lên và cảm thấy cứng trong
trường hợp ngực bị “giữ nước”, ngay cả khi bạn chưa có sữa.
·
Đối
với những phụ nữ có ngực nhỏ, bạn có thể chọn loại áo ngực “ống” hoặc áo thun
kèm áo lót cho bà bầu.
·
Bạn
có thể mặc áo thun không tay có kèm áo lót khi đi ngủ vì chúng không có móc áo
và mắt áo có thể gây khó chịu khi nằm.
·
Thực
tập việc cài và tháo phần nắp của áo. Phần này được thiết kế để bạn có
thể dễ dàng sử dụng với một tay khi cho con bú. Nên đầu tư vào một chiếc áo tốt
vì sau này bạn sẽ phải cài/tháo rất nhiều lần trong ngày.
·
Áo
ngực cho bà bầu và áo ngực thông thường sử dụng cùng một chuẩn số đo.
Áo ngực lý tưởng cho mỗi
giai đoạn mang thai
Thông thường các bà bầu
mua áo ngực hai lần trong suốt thời gian mang thai. Hầu hết các áo ngực cho bà
bầu có nhiều móc và mắt hơn so với áo ngực thường, thậm chí một số loại số có
đến sáu cặp.
Từ 0-3 tháng
Chọn áo bằng vải co giãn
và không có đường nối. Vì các tuyến (sữa) trong ngực phát triển trong ba tháng
đầu và kích thước bầu ngực tăng, nên chiếc áo cần có khả năng co giãn
tốt.
Từ 3-6 tháng
Đây là giai đoạn mô vú
phát triển chậm lại, nhưng lồng ngực của người mẹ bắt đầu nở rộng. Vì vậy,
trong khi kích thước quả vẫn như trong ba tháng đầu nhưng lưng áo phải dài hơn.
Tốt nhất là chọn áo có dây lưng điều chỉnh được, có nhiều móc và mắt, và quả áo
có đường viền. Loại áo có vải co giãn sẽ khiến bạn thoải mái hơn, nhất là khi
bạn có ngực nhỏ.
Từ 6-9 tháng
Bạn có thể mặc áo ngực
vào thời điểm này cho đến một hoặc hai tháng đầu tiên cho con bú, hoặc thậm chí
lâu hơn nữa. Lúc này, bạn vẫn có thể mặc loại áo có dây điều chỉnh được (hoặc
không được) và quả áo có đường viền. Xem kỹ áo có thể điều chỉnh nhiều hay ít,
vì khi bắt đầu cho con bú bạn sẽ cần loại áo nâng đỡ ngực tốt như loại hiện giờ
bạn đang mặc.
Giai đoạn cho bé bú
Có 2 loại áo. Loại mở nắp
có phần bầu ngực móc vào dây áo và khi tháo móc cài toàn bộ phần quả áo sẽ mở
ra. Loại chữ A có một miếng vải hình chữ A bao bên ngoài núm vú và một phần nhỏ
bầu ngực.
Một chiếc áo ngực nâng đỡ
tốt và linh hoạt sẽ rất cần thiết. Khi bầu ngực thay phiên căng sữa rồi
hết sữa, áo cần phải duy trì sự nâng đỡ càng nhiều càng tốt. Bạn có thể cũng
cần miếng lót thấm sữa để tránh chảy sữa.
Một chiếc áo ngực có gọng
(hoặc không có), co giãn tốt và không có đường may giúp bạn thấy không bức bí.
Nguy cơ viêm vú xảy ra khi áo ôm quá chặt vào ngực hoặc ngăn chặn việc lưu
thông của bạch huyết trong mô vú của bạn.
Một số áo có loại gọng
“linh hoạt” (flexi) và dễ uốn cong. Loại này có thể nâng đỡ tốt mà không “đâm”
vào các mô vú, làm tăng nguy cơ nghẹt tuyến “sữa” hoặc viêm vú. Một số bà bầu
mua áo ngực không gọng để mặc trong thời gian mang thai và đổi sang loại có
gọng flexi khi cho con bú.
Chăm sóc áo ngực của bạn
Mặc dù các nhà sản xuất
có thể đề nghị giặt áo bằng tay nhưng ít người có thời gian làm việc này. Tuy
nhiên, đúng là áo sẽ bền hơn nhiều nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận.
Tránh giặt bằng nước nóng
vì làm như vậy sẽ phá hủy các sợi Elastene và ren áo. Nếu giặt bằng máy, hãy
giặt áo bằng nước ấm, trong túi giặt, và chọn vòng quay chậm. Nhớ cài các móc
và mắt trước khi giặt để tránh làm cong gọng áo, và đồng thời để bảo vệ máy
giặt của bạn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét