Mang thai tuần thứ thứ 34: Biểu hiện, triệu chứng và những điều cần biết

Chúc mừng bạn đã bước qua Mang thai tuần thứ 34 trong 40 tuần thai kỳ. Tuần này mẹ và em bé có những thay đổi gì mời các bạn xem những thông tin dưới đây.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 34

Việc bổ sung can-xi cho người mẹ là điều vô cùng quan trọng trong thời kỳ thai nghén vì bé sẽ lấy can-xi của mẹ để tạo xương và làm cho xương cứng cáp. Nếu phụ nữ mang thai không bổ sung đầy đủ can-xi trong thời gian thai kỳ thì nó có thể ảnh hưởng đến xương của chính người mẹ vì bào thai đang phát triển sẽ lấy khoáng chất từ cấu trúc xương của người mẹ khi cần thiết.
Lớp bã nhờn thai nhi trên da bé ngày càng trở nên dày hơn, trong khi đó lớp lông tơ hầu như hoàn toàn biến mất. Ở thời điểm này thì hầu hết em bé đều ở vị trí sẵn sàng cho việc sinh nở. Bác sĩ có thể cho bạn biết bé hiện đang có ngôi đầu hay ngôi mông.
Bé được sinh ở tuần 34 này thường có phổi phát triển khá đầy đủ, kích thước trung bình của bé là 2,250 gram và dài 32 cm từ đỉnh đầu đến mông; bé có thể sống khoẻ mạnh bên ngoài tử cung mà không cần y học can thiệp gì nhiều.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 34:
Ngày thứ 232: Em bé của bạn cũng có thể bị chúi đầu xuống bởi giai đoạn này. Đầu là phần nặng nhất và trọng lực cộng với hình dạng của tử cung sẽ làm bé chúi đầu xuống.

Ngày thứ 233: Những mảng tối in vết của lông mày và lông mi trên hình ảnh 3D này. Bởi vì em bé hướng đầu xướng, góc nhìn của phần đỉnh đầu bị mất trong bóng tối do bị che bởi khung xương chậu của người mẹ.

Ngày thứ 234: Ở giai đoạn này, không còn có thểnhìn thấy toàn bộ em bé trên một máy quét. Siêu âm không thể không đủ xa để bao quát em bé trong một cái nhìn duy nhất.

Ngày thứ 235: Một bàn chân được hiển thị ở đây với các ngón chân xòe. Không phải tất cả các động tác mẹ bầu cảm thấy sẽ là do bé đá, nó có thể là một số chuyển động như nhún vai hoặc đấm.

Ngày thứ 236: Ở giai đoạn này bé có thể nằm nằm ngang qua tử cung như hình này. Nếu bạn mang nhiều hơn 1 em bé trong bụng thì khả năng các bé nằm theo tư thế này là rất cao.

Ngày thứ 237: Em bé của bạn bây giờ có khả năng sản xuất tất cả các enzyme trong đường tiêu hóa. Nếu sinh non, em bé có thể ăn bình thường (bú)

Ngày thứ 238: Cận cảnh khuôn mặt của bé thể hiện rõ hình dáng môi và mí mắt hơi hé. Các bóng tối mờ nhìn thấy bên trái của hình ảnh là từ các bức tường của tử cung.

Những thay đổi của bà mẹ:
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, các bà mẹ thường hay than phiền là mệt mỏi. Sự khó ngủ, đau nhức, tăng cân, lo lắng về cơn đau đẻ, sinh nở, và cả việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể là những nguyên nhân góp phần làm cho bạn thêm mệt mỏi và kiệt sức. Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và ngủ( chợp mắt một chút) bất cứ khi nào có thể nhé.
Cùng đón xem Mang thai tuần thứ 35 để biết điều gì tiếp theo nhé!
Share on Google Plus

About Jack Wilshere

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét