Bé mọc răng có các dấu hiệu gì và chăm sóc ra sao?

Mọc răng là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng lại làm trẻ nhỏ thấy khó chịu, đau nhức cho trẻ nhỏ, khiến các bé hay quấy khóc, sốt, không chịu bú mẹ,... Thấy bé yêu của mình như vậy, không người cha, người mẹ nào lại không thấy xót cho con. Chính vì thế, bài viết sau đây sẽ tiết lộ với bạn đọc một số đặc điểm báo hiệu trẻ nhỏ sắp mọc răng và cách chăm sóc răng miệng cho các bé nhé.

Những biểu hiện khi bé mọc răng


Bị sốt: Giống với dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé.  Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Cho nên, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Hơn nữa, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi nhô lên: Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tay sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng. Hiện tượng này sẽ sớm biến mất, các mẹ không cần lo lắng quá.

Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

Chảy dãi: Việc mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là biểu hiện thường gặp với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

Hướng dẫn mẹ chăm sóc bé đang mọc răng


Mặc dù cha mẹ không thể thúc răng của con mọc nhanh hơn, nhưng có thể giúp con giảm đau bằng cách massage nướu răng cho bé: Sau khi rửa tay thật sạch, bạn dùng ngón tay chà nhẹ nhàng nhưng có lực lên phần nướu của bé. Lực ấn từ ngón tay giúp cân bằng áp lực từ chiếc răng đang nhú lên bên dưới, làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn.

Lưu ý: nếu liệu pháp trên kém hiệu quả, bạn có thể nhờ bác sĩ kê cho bé loại acetaminophen dành cho em bé, giúp giảm đau và viêm. Ngoài ra, nhiều nha sỹ cũng khuyên rằng bố mẹ không nên sử dụng các loại gel giảm đau, gây tê nướu được bán ở các nhà thuốc vì có thể gây ngộ độc cho bé.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé với chiếc bàn chải trẻ em và một ít kem đánh răng để làm vệ sinh răng cho bé 2 lần mỗi ngày. Khi em bé khoảng 2 tuổi, có thể tăng dần lượng kem đánh răng sử dụng mỗi lần lên khoảng một hạt đậu nhỏ. Nếu như không thể chải sạch hết bề mặt răng cho bé, bố mẹ có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Lưu ý: đừng để bé ngậm bình sữa bú khi ngủ bởi lượng đường trong cả lẫn sữa mẹ có thể bám vào răng bé và gây ra tình trạng tổn thương răng sớm ở trẻ hay còn gọi là sâu răng sữa.

Đến tháng thứ 6, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung fluoride và có những cuộc kiểm tra kỹ càng về răng miệng cho bé. Khi bé được 1 tuổi, mẹ nên bắt đầu dẫn bé đi khám răng. Nếu lúc này bé nhà bạn vẫn chưa có dấu hiệu nào của chiếc răng đầu tiên, đó cũng là lúc bố mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ cho lời khuyên.

Khi trẻ được 18 tháng, bé đã có thể sẵn sàng để học cách chải răng. Tuy vậy bố mẹ vẫn nên hỗ trợ bé thực hiện việc đánh răng mỗi ngày vì bé vẫn chưa đủ thuần thục và sự tập trung để tự làm việc đó một mình đâu.

Bạn không cần phải chải răng đúng chiều, chỉ cần cố gắng chải cho sạch thức ăn và mảng bám trên răng của bé là tốt nhất. Nếu bé không thích mùi vị của kem đánh răng, hay đổi loại khác cho bé để giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc vệ sinh răng miệng này.

Ngoài ra bạn cần tránh cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu có, hãy đánh răng ngay sau khi bé ăn, và đánh răng mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy nhé.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sữa bột của nhật và giá sữa aptamil anh tại aptaclub.com.vn để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé


Share on Google Plus

About Nặc danh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét