Đau khung xương chậu thai kỳ (Phần 1)


Khoảng 1/300 bà bầu sẽ phải hứng chịu ít hay nhiều những biểu hiện của SPD. Nhiều bác sĩ cho rằng thật ra SPD diễn ra phổ biến hơn mặc dù không phải ai cũng được chẩn đoán một cách chính thức.
Những triệu chứng của SPD có thể ngày một trầm trọng nên việc xác định mức độ bệnh sẽ rất khó khăn.Cần phải có thời gian để xác định và tập trung vào những khu vực gây khó chịu nhất.
Triệu chứng của đau xương chậu (SPD) khi mang thai là gì?
·         Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi.
·         Cảm giác nhức nhối, đau đớn, và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng, đáy xương chậu và phía sau của chân.
·         Dáng đi lạch bạch.
·         Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân. Đây là hậu quả của sự lệch xương chậu ở phía trên.
·         Khi đưa một chân lên, đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người cảm thấy đau buốt.
·         Thông thường thì về đêm, cơn đau càng trở nên tệ hại hơn khi nằm ngửa ngủ. Trở mình trên giường và bước chân xuống khỏi giường có thể làm tăng cảm giác đau.
·         Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
·         Đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.
·         Một số phụ nữ bị mắc chứng tiểu tiện không tự chủ được.
Điều gì làm tăng nguy cơ mắc chứng SPD?
·         Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
·         Mang đa thai hoặc thai nhi rất lớn. Chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé.
·         Có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.
·         Hoạt động mạnh thường xuyên, quá sức, tư thế không đúng cách và chấn thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành chứng SPD.
·         Vị trí và tư thế nằm của thai nhi có thể góp phần vào vấn đề này.
·         Tình trạng các mô liên kết của mỗi người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến độ chắc chắn của xương chậu.
·         Những chấn thương và chỗ rạn trước đây của xương chậu.
Nguyên nhân nào gây ra chứng SPD?
Xương chậu thường được hỗ trợ vững chắc nhờ vào các dây chằng ở chung quanh. Trong thai kỳ, các nội tiết tố được sản sinh ra làm giãn các khớp để tạo điều kiện cho việc sinh nở dễ dàng hơn về sau. Tuy nhiên, các nội tiết tố này cũng có thể làm cho các khớp xương chậu trở nên không chắc chắn dẫn đến những cơn đau và gây khó chịu cho bà bầu. Khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến chứng SPD là điểm hẹp nhất của phần xương trong đai xương chậu nằm ở ngay trước bàng quang. Mu khớp xương là phần trước của xương chậu thường được bao phủ bởi lông mu.
Một yếu tố khác nữa là sự phân phối cân nặng trên cơ thể thay đổi tạo nên áp lực nơi xương chậu, xương sống và những kết cấu hỗ trợ cho các xương này.
Làm sao chuẩn đoán được bệnh?
Chứng đau khung xương chậu được chuẩn đoán dựa trên tất cả những tiền sử về sức khỏe của bà bầu. Siêu âm cũng có thể giúp chuẩn đoán được bệnh. Các bà bầu không nên chụp X-quang trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Có thể có biến chứng hay không?
Thỉnh thoảng, có trường hợp xương chậu tách rời hay lỏng khớp xương sẽ chậu dẫn đến những cơn đau dữ dội. Nghỉ ngơi trên giường và trị liệu bằng hơi nóng sẽ có hiệu quả. Đánh giá chỉnh hình và vật lý trị liệu cùng với việc theo dõi chặt chẽ cũng góp phần cải thiện được bệnh. Một số phụ nữ được khuyên hạn chế những hoạt động mạnh và có thể dùng đến nạng để không bị đau thêm.
Chứng bệnh này sẽ kéo dài đến bao giờ?
Thông thường, sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và các khớp xương sẽ vững chắc hơn. Nội tiết tố relaxin của thai kỳ ngưng sản xuất khiến các khớp xương ổn định và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Đôi khi chứng SPD quá trầm trọng khiến bà bầu không sinh theo phương pháp sinh thường được mà phải sinh bằng phương pháp mổ.
Có phải bạn sẽ luôn gặp vấn đề?
Điều đó chưa chắc đúng. Một số phụ nữ gặp phải vấn đề thường xuyên với phần lưng hoặc sàn chậu sau khi sinh, nhưng đa số đều bình phục rất nhanh chóng. Nếu bạn đã từng mắc chứng SPD trong lần mang thai trước đây, bạn rất có thể sẽ bị tái phát. Bạn nên trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu sản khoa nếu cảm thấy đau, khó chịu hay không cầm được khi đi vệ sinh.


Share on Google Plus

About Anh

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét