Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có
nhiều thay đổi. Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy, có
thể do bệnh lý hoặc cơ thể phản ứng lại với mầm sống mới đang hình thành.
Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt triệu chứng xuất hiện như váng
đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức... Nguyên nhân phát bệnh có thể là trạng thái tinh
thần và cơ chế tác động của hoóc môn trong cơ thể. Ngoài ra, sự suy giảm chức
năng tuyến vỏ thượng thận, thiếu vitamin B6 và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy
phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai, làm xuất hiện chóng mặt.
Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp,
nước tiểu có abumin và phù thũng (phù chân voi). Huyết áp tăng có thể dẫn đến
chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này, cần chú ý đến khả
năng chảy máu cuống rốn, đông máu trong mạch máu. Nếu bị phù chân voi, chóng
mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối thai nghén, phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa
tin cậy và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.
Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do
thiếu máu.
Đây là tình
trạng phổ biến, nhất là đối với những phụ nữ cơ thể gầy yếu, khi mang thai
không được uống bổ sung sắt. Vào cuối thai kỳ, dung lượng huyết tương tăng
nhanh hơn so với sự gia tăng huyết sắc tố, khiến máu bị loãng, tỷ lệ hồng cầu
hạ thấp làm thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng đến
đại não và tai trong, gây váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái
xanh...
Để tránh chóng mặt
Trước khi
mang thai, cần bồi dưỡng sức khỏe, nhất là đối với người có thể trạng gầy yếu.
Khi có thai cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dùng chất kích thích như
rượu, bia, cà phê.
Ngủ đủ 8 tiếng một
ngày, không làm công việc nặng nhọc, nên luyện tập bằng hình thức đi bộ thư
giãn. Tránh những nơi ồn ào, kích động. Cần uống viên sắt mỗi ngày. Nếu đột
nhiên xảy ra tình trạng chóng mặt dữ dội, cần đến ngay bác sĩ để cả bà mẹ và
thai nhi được bảo vệ an toàn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét