Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có
ý kiến cho rằng, nhãn với tính nóng rất dễ gây sảy thai hoặc sinh non. Đó có phải thật chăng? Bà bầu không nên ăn gì?
Bà bầu có nên ăn nhãn không? - Không nên
Theo ông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc
tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an
thần, rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên, PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng
khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza,
glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza,
peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc
sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp
với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy
nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ
đang mang thai không nên ăn nhiều”.
Ở bà bầu, phần lớn xuất
hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo
bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để
từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không
có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra
huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy
thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng
ăn nhãn.
NHƯNG, quả
nhãn lại tốt cho bà bầu sau sinh
Trên trang báo Phụ nữ cũng
có bài viết cho biết, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống
nước nhãn thì lại rất tốt.
Ngoài ra, PGS. TS Trần Đình Toán nhấn mạnh:
“Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa
mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể
ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích
khí bổ huyết rất tốt”.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét