Chúc mừng bạn, chỉ còn 1 tuần nữa là bạn hoàn thành hết một nửa chặng đường mang thai rồi đấy! Hãy xem Mang thai tuần thứ 19 sẽ có những điều gì cần lưu ý nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 19
Em bé của bạn đã phát triển rất nhiều trong suốt 19 tuần nhưng vẫn còn một rất nhỏ. Bé dài khoản dưới 7 inch và nặng khoảng 7 ounces. Đừng lo lắng, baby của bạn vẫn còn rất nhiều thời gian để lớn lên.
Em bé bây giờ được bao phủ với một chất sáp màu trắng gọi là vernix caseosa, giúp làn da nhạy cảm ngăn ngừa nên nứt nẻ hay trầy xước. Bé có thể được bao phủ trong lớp phủ này cho tới khi được sinh ra
Em bé vẫn còn nhỏ, nhưng tuần này mang lại sự phát triển của lớp mỡ nâu. Lớp này giúp em bé giữ ấm sau khi sinh. Trong ba tháng cuối, em bé sẽ có thêm nhiều lớp mỡ để giữ ấm và bảo vệ.
Trong khi em bé được tiếp tục phát triển và sự phát triển đang diễn ra rất cụ thể. Ví dụ, thận đang lọc nước tiểu, tóc bắt đầu mọc lên trên da đầu. Các bộ phận của não chịu trách nhiệm chuyên biệt cho các giác quan. Nếu bạn đang có một bé gái, cô bé đã có 6 triệu quả trứng hình thành trong buồng trứng.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 19
Ngày thứ 127: Em bé được neo vào nhau thai bằng dây rốn và trôi nổi trong nước ối. Tử cung cung cấp một môi trường ấm bảo vệ cho em bé với rất nhiều chỗ trống để bé di chuyển trong điều kiện không trọng lượng.
Ngày thứ 128: Những âm thanh của cơ tim di chuyển nhanh chóng có thể được phát hiện bằng cách sử dụng tay nghe giúp bạn có thể cảm nhận những tiếng động từ em bé.
Ngày thứ 129: Những cuộn dây được thành lập trong dây rốn. Điều này có nghĩa là những cuộn dây sẽ được bảo vệ từ nút thắt và từ các động mạch, tĩnh mạch rốn. Các cuộn dây giúp đảm bảo rằng có một dòng máu chảy liên tục trong nhau thai và trong cơ thể em bé.
Ngày thứ 130: Đây là cái nhìn một bên của ảnh siêu âm với đầu của em bé ở phía trên bên trái. Da được bao phủ bởi lớp lông tơ, tóc bảo vệ tốt.
Ngày thứ 131: Ngón tay và ngón chân của bé phát triển đầy đủ và vân đang bắt đầu hình thành.
Ngày thứ 132: Ở trên đầu em bé có vẻ khá là mỏng manh . Chưa có mỡ dự trữ dưới da cho nên da có vẻ khá mỏng và gần như trong suốt. Một hình ảnh siêu âm cũng làm nổi bật bộ khung xương của bé
Ngày thứ 133: Khớp của em bé rất linh hoạt, cho phép nâng hai tay lên cao. Điều này là do xương của bé mới hình thành sụn nên nó rất mềm mại và linh hoạt.
Những thay đổi của bà mẹ
Trong thời gian này, em bé của bạn đã bắt đầu cử động nhiều hơn. Bạn sẽ cảm thấy bị đá, đấm vào một số thời điểm. Mỗi em bé có những chuyển động khác nhau, nhưng nếu bạn quan tâm hoặc nếu tình trạng bị đá, đấm này đã giảm tần suất hoặc cường độ, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Nhiều phụ nữ tự hỏi khoảng thời gian này quan hệ tình dục có làm tổn thương em bé, và câu trả lời là không. Sex được coi là an toàn ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ, miễn là bạn mang thai bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn quan hệ một cách bữa bài và không chú ý tới sự an toàn.
Đau dây chằng là triệu chứng phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai. Bà bầu bắt đầu phàn nàn về một cơn đau nhói ở vùng bụng hoặc hông hoặc là ở một bên hoặc cả hai. Một số phụ nữ cho biết thậm chí đau kéo dài đến vùng háng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét