Ở 1 tuần tuổi - tuần đầu tiên trong 40 tuần thai kỳ - bên trong cơ thể của người phụ nữ có những thay đổi để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Giai đoạn này thường bị các bà mẹ bỏ qua, nhưng không vì thế mà nó kém qua trọng. Vì thế các mẹ tương lai cần bổ sung những kiến thức cho mình để con mình phát triển thật tốt.
Khi bước vào chu kì kinh nguyệt, đó cũng là lúc cơ thể của bạn chuẩn bị cho 1 lần mang thai. Tuần đầu tiên của thai kỳ không khác nhiều so với bình thường vì phải vài tuần nữa phôi thai mới hình thành, nhưng không vì thế mà xem thường giai đoạn này. Giai đoạn này các bà mẹ tương lai nên lên những kế hoạch chăm sóc bản thân và thai nhi trong thời gian sắp tới.
Ngày đầu tiên: Tinh trùng duy nhất được thụ tinh cho trứng sẽ tiến tới hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) để phát triển thành em bé.
Ngày thứ 2: Các tế bào phát triển nhanh chóng để tạo thành các cơ quan trên cơ thể của em bé.
Ngày thứ 3: Trứng được thụ tinh bắt đầu trôi dần xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ ở đây và cố định suốt thai kỳ.
Ngày thứ 4: Trứng bắt đầu di chuyển vào tử cung.
Ngày thứ 5: Trứng bắt đầu làm tổ ở lớp dưới nội mạc tử cung.
Ngày thứ 6: Chùm tế bào trong tử cung sẽ chia ra làm hai phần tách biệt hoàn toàn với nhau, phần bên trong sẽ phát triển thành em bé và phần bên ngoài tạo thành một hệ thống hỗ trợ thai nhi.
Ngày thứ 7: Túi phôi sẽ bám vào thành tử cung để phát triển
Sự thay đổi của bà mẹ
Có rất nhiều quá trình xảy ra bên trong cơ thể bà mẹ nhưng nó cũng chỉ giống như một kì kinh nguyệt bình thường. Bà mẹ chưa thật sự biết mình đang mang thai vì đây chỉ mới là tuần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn đã chuẩn bị tâm lý để có con thì nên chú ý những điểm sau đây:
- Nhạy cảm hơn với mùi hương: Vào thời điểm rụng trứng, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, đặc biệt là khướu giác. Bạn nhạy cảm hơn, hưng phấn hơn với mùi trên cơ thể người đàn ông của mình.
- Nhiệt độ cơ thể tăng: Đây không phải là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường. Nhiệt độ gốc cơ thể tăng lên vào giữa chu kì kinh nguyệt, đó là dấu hiệu của sự rụng trứng.
- Dịch âm đạo giống lòng trắng trứng
- Có thể bị đau bụng dưới: Chỉ có khoảng 25% phụ nữ bị đau bụng dưới tại vị trí trứng rụng.
Nếu đã thực sự mang thai, người phụ nữ có thể có những triệu chứng sau đây:
- Thấy chướng bụng
- Thấy kiệt sức
- Ngực nhạy cảm hơn
Người mẹ nên làm gì trong thời điểm này?
Nếu đã chuẩn bị tâm lý cho việc mang thai, người mẹ nên làm những điều sau đây:
- Uống các loại vitamin để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
- Cận thận trong việc dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh ra
- Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển bình thường
- Làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Lời khuyên cho tuần này:
Cố gắng sống lành mạnh và tạo cho mình một tinh thần thoải mái.
Cùng đón xem Mang thai tuần thứ 2 để biết được điều gì tiếp theo nhé!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét