Mang thai tuần thứ 39: Biểu hiện, triệu chứng và những điều cần biết

40 tuần thai kỳ - Mang thai tuần thứ 39 - Nếu vào tuần này mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì hãy an tâm nhé, điều đó sẽ đến ngay thôi. 
Trong thời gian chờ đợi điều đó xảy ra, hãy cùng xem tuần này có gì thay đổi giữa mẹ và bé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39

Dây rốn hiện đã thay đổi kích thước nhưng trung bình dài khoảng chừng 55 cm và dày khoảng 1-2 cm và đôi khi dây rốn quấn quanh cổ của bé. Thông thường thì điều này không gây vấn đề hay nguy hiểm gì cho bé và nếu dây rốn bị đè trong khi mẹ đau đẻ hay lúc sinh thì phải dùng đến thuật mổ bắt con.
Hầu hết lớp lông măng và bã nhờn thai nhi phủ trên da của bé giờ đây đã biến mất. Cơ thể mẹ có nhiệm vụ cung cấp kháng thể cho bé qua nhau thai giúp hệ miễn dịch của bé có thể kháng lại nhiễm trùng trong 6 đến 12 tháng đầu đời.
Da bé tiếp tục tích mỡ. Đây là một phần quan trọng để bé để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi được sinh ra. Em bé  cũng bắt đầu hình thành các tế bào da mới để thay thế các tế bào da cũ.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 39

Ngày thứ 267: Bàn tay của bé nằm cùng một vị trí như trong hình với bàn tay giữ chặt ở phía trước của khuôn mặt. Tất cả các chuyển động của bé giúp xây dựng sức mạnh cơ bắp.

Ngày thứ 268: Mặc dù đầu em bé nằm sâu bên trong xương chậu của mẹ nhưng vẫn giữ được hình hạng cuộn tròn. 

Ngày thứ 269: Hình ảnh này cho thấy em bé của bạn đã dự trữ chất béo cho nên trông rất bụ bẫm. Trọng lượng chính xác của em bé sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ mẹ mặc dù với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Ngày thứ 270: Cơ cổ của bé đã được tăng cường, do đó đầu được kéo dài ra khỏi thành ngực. Sự thay đổi giúp em bé dễ dàng cử động đầu hơn

Ngày thứ 271: Trong nhiều cách, bạn sẽ phán đoán được kích thước có thể của em bé. Siêu âm có thể ước tính trọng lượng, nhưng giống với tất cả các phép đo khác tại thời điểm này thì sai số rất lớn

Ngày thứ 272: Những di chuyển mà bạn cảm thấy thường sẽ được tập trung ở một vài khu vực kể từ khi em bé không còn quá nhiều không gian để di chuyển. 

Ngày thứ 273: Em bé  có thể dễ dàng được nhìn thấy ở giai đoạn này của thai kỳ vì có nhiều ối. Lượng nước ối vào thời điểm này vẫn còn thay đổi, nhưng nó thường là khoảng 0,5 lít.
Sự thay đổi của bà mẹ
Các cơn chuyển dạ giả hiện có thể trở nên rõ rệt hơn. Mặc dù được gọi là “cơn chuyển dạ giả" nhưng những cơn co thắt này có thể mạnh và gây đau đớn như cơn co thắt chuyển dạ thật nhưng không thường xuyên và không tăng về tần số như các co thắt thật.
Một dấu hiệu đau đẻ khác là hiện tượng vỡ túi ối, có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào kể từ tuần này. Một số thai phụ chảy rất nhiều nước ối trong khi số khác chỉ rỉ đều đều rất ít nước ối khi vỡ ối; lại có nhiều thai phụ đến khi đau đẻ nhiều mới bị vỡ ối. Mặt khác cũng có nhiều thai phụ cần đến bác sĩ hỗ trợ để làm vỡ ối nhằm gây đau đẻ hoặc giục sanh. Nếu bạn nghĩ mình đã vỡ ối hay thấy các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên thì nên liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
Thành thật mà nói, thời điểm này không dễ dàng cho các mẹ bầu. Cho dù đây là đứa con đầu tiên hoặc thứ tư, cuộc sống của mẹ bầu vẫn trong tình trạng hồi hộp và lo lắng. Vì vậy, thời gian này sẽ để cho mẹ bầu, bố đứa bé và cả gia đình cùng bên nhau để cho mẹ an tâm hơn.
Cùng đón xem Mang thai tuần thứ 40 để biết điều gì tiếp theo nhé! 
Share on Google Plus

About Jack Wilshere

Tổng hợp các kiến thức về mang thai, làm mẹ và tất tần tật những kinh nghiệm trước và sau khi mang thai cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét